Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022
Phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 phải đảm bảo nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ảnh minh họa: ST |
Định mức chi ngân sách giảm dần theo các bậc biên chế
Theo Nghị quyết này, về nguyên tắc, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN phải phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính – NSNN giai đoạn 2022-2024, kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2021-2025; Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội; Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại NSNN, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và BHXH.
Việc phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 cũng phải đảm bảo nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả NSNN; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.
Đối với tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các bộ, cơ quan trung ương, Nghị quyết nêu rõ các tiêu chí, định mức đối với dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể; dự toán chi các lĩnh vực sự nghiệp; dự toán chi quốc phòng, an ninh. Trong đó, định mức đối với dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể được quy định theo hướng: khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; các bộ, cơ quan trung ương khác áp dụng định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế. Định mức chung đối với khối các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ như sau: phân bổ 72 triệu đồng/biên chế. Đối với các bộ, cơ quan trung ương còn lại áp dụng định mức phân bổ ngân sách theo phương pháp lũy thoái (giảm dần theo các bậc biên chế). Cụ thể, từ 100 biên chế trở xuống định mức phân bổ 70 triệu đồng/biên chế; từ biên chế thứ 101 đến 500 là 65 triệu đồng/biên chế; từ biên chế thứ 501 đến 1.000 là 61 triệu đồng/biên chế và từ biên chế thứ 1.001 trở lên là 57 triệu đồng/biên chế.
Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN so với giai đoạn 2016-2020
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thì NSNN hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí. Đồng thời, sẽ thực hiện khoán chi ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025 và yêu cầu giảm tối thiểu 15% so với giai đoạn 2017 – 2021 cũng như phải dành nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tối đa theo tỷ lệ ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN so với giai đoạn 2016-2020, trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN bảo đảm, đồng thời, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm.
Đối với tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị quyết của UBTVQH làm rõ các nội dung về tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục; tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề; tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; tiêu chí, định mức phân bổ chi quản lý hành chính; tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin; Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; tiêu chí, định mức phân bổ chi quốc phòng; tiêu chí, định mức phân bổ chi an ninh, trật tự, an toàn xã hội; định mức phân bổ chi hoạt động kinh tế; dự phòng ngân sách địa phương…
Trong đó, năm 2022 định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục theo tiêu chí dân số, trong độ tuổi đến trường (từ 1 - 18 tuổi) được áp dụng định mức phân bổ như sau: vùng đặc biệt khó khăn là 7.076.200 đồng/người; vùng khó khăn 4.953.300 đồng/người; đô thị 3.007.400 đồng/người; vùng khác còn lại 3.538.100 đồng/người. Trên cơ sở định mức quy định tại khoản này, trường hợp tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập nhỏ hơn 19% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, học bổng cho học sinh dân tộc nội trú) tối đa 81% (chưa kể chi từ nguồn thu học phí).
Về dự phòng ngân sách địa phương, năm 2022 dự phòng ngân sách địa phương của từng địa phương là 2% tổng chi ngân sách địa phương. Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách địa phương, căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí dự phòng ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật NSNN.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, mục tiêu phân bổ nguồn lực chi thường xuyên là để đảm bảo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có đủ nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, các chế độ an sinh xã hội theo lĩnh vực, địa bàn theo phân cấp hiện hành. Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022 là cơ sở để Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTƯ năm 2022; xác định tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa NSTƯ và NSĐP và số bổ sung cân đối từ NSTƯ cho NSĐP cho thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời làm cơ sở để UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên của NSĐP và xây dựng dự toán chi NSĐP, đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN.
Tin liên quan
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Kết quả tích cực sau 2 năm hỗ trợ doanh nghiệp tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform