Vì sao Việt Nam phải ký nhiều FTA?
Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương: Trong thời gian qua, khi Việt Nam ngày càng ký kết nhiều FTA, băn khoăn được không ít doanh nghiệp đặt ra là tai sao Việt Nam lại ký nhiều FTA như vậy, trong khi bản thân doanh nghiệp chưa thực sự cảm thấy được hưởng lợi rõ ràng từ các FTA.
Ông Khanh cho hay: Trước năm 2007, Việt Nam chỉ có hai FTA là ASEAN-Trung Quốc và ASEAN-Hàn Quốc. Khi đó, Việt Nam ký kết FTA Với tư cách thành viên của ASEAN.
Sau năm 2007, số lượng FTA Việt Nam ký kết tăng lên nhiều như FTA với Nhật Bản, Chile… Đặc biệt, năm 2015 được coi là năm “bội thu” về FTA khi Việt Nam cùng lúc kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), kết thúc đàm phán với EU ở FTA Việt Nam-EU và kết thúc đàm phán với Nga trong khuôn khổ FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu. Cũng trong năm 2015, Việt Nam kết thúc đàm phán FTA với Hàn Quốc.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tham gia nhiều FTA nhất thế giới khi có 17 FTA. Trong đó, 10 FTA đã ký kết, có hiệu lực; 2 FTA đã ký kết, chưa có hiệu lực; 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán.
”Tại sao Việt Nam lạị ký kết nhiều FTA đến thế? Trước đây, trong quan hệ thương mại, khoảng 60-70% Việt Nam làm ăn với khu vực Đông Á nhưng kết quả thường thiệt, thua lỗ lớn. Điển hình, năm 2017, cán cân thương mại của Việt Nam với khu vực Đông Á thâm hụt gần 70 tỷ USD, trong đó riêng khu vực ASEAN chiếm 65 tỷ USD. Việc tham gia nhiều FTA, có quan hệ tốt hơn với một số đối tác ở các khu vực khác góp phần giúp Việt Nam cân bằng lại cán cân thương mại bị thâm hụt”, ông Khanh ký giải.
Ông Khanh cho biết thêm, việc tham gia các FTA đã giúp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng mạnh. Bằng chứng là, năm 1995, xuất khẩu mới đạt 5,4 tỷ USD thì năm 2000 là 14 tỷ USD. Đến năm 2007, Việt Nam xuất khẩu trên 48 tỷ USD và mới nhất ngay năm 2017, con số này đã lên tới trên 213 tỷ USD.
Không thể phủ nhận giá trị mà các FTA đem lại cho Việt Nam. Điển hình, nhìn từ ngành dệt may, khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nếu Việt Nam không phải thành viên của WTO, thuế quan áp dụng lên hàng may mặc thành phẩm bằng 150% so với thành viên WTO; còn nếu là thành viên thì thuế quan áp dụng thành phẩm trung bình là 25%. Nếu có FTA với Hoa Kỳ, mức thuế sẽ giảm chỉ còn 0-5% so với mức 25%.
Ngoài ra, các FTA còn đem lại nhiều lợi ích khác, đáng chú ý là bảo đảm khả năng tiếp cận bình đẳng. Trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới rất quan tâm đến bình đẳng. Điều này đặt ra yêu cầu Nhà nước phải tạo bình đẳng trong nội địa, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân,… từ đó giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn lực bình đẳng hơn. Các FTA còn giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư tốt hơn; thúc đẩy cải cách hành chính; xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường…
Thời gian tới, liên quan tới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ông Khanh cho hay: Có khả năng cuối năm nay, CPTPP sẽ được phê chuẩn và đầu năm 2019 có hiệu lực.
Bản chất về cơ bản Hiệp định CPTPP giống với Hiệp định TPP bao gồm toàn bộ các chương về mở cửa thị trường, thuế, mua sắm công… Cơ hội mở ra cho doanh nghiệp rất đáng kể. Để tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP cũng như các FTA nói chung, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm hiểu, nắm rõ các nội dung, cam kết của FTA, đồng thời chủ động tư duy, đẩy mạnh tính liên kết, hợp tác lẫn nhau…
Tin liên quan
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
Tây Ninh: Hải quan - Biên phòng phối hợp bắt giữ 176 vụ vi phạm
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform