Việt Nam đã bỏ lỡ 23,6 tỷ USD xuất khẩu cho thị trường Halal
Mở rộng thị trường Halal (HQ Online)- “Sân chơi” Halal- thị trường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho người Hồi giáo luôn có mức tăng trưởng nhanh, ... |
Cá NK vào UAE phải được chứng nhận là thực phẩm Halal (HQ Online)- Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có thông ... |
Trái cây tươi và thực phẩm chế biến là một trong sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam cho thị trường Hala. Ảnh: N.H |
Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC cho biết, thực phẩm và các sản phẩm đạt chứng nhận Halal có ý nghĩa rất đặc biệt cho việc kinh doanh tại các quốc gia Hồi giáo hoặc các nước có công dân theo đạo Hồi. Logo chứng nhận đạt chuẩn Halal trên sản phẩm như là một bằng chứng về niềm tin mà theo đạo Hồi có nghĩa là được phép sử dụng. Chứng nhận Halal có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vì nó không chỉ đạt những yêu cầu về mặt tôn giáo mà còn tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt. Người theo đạo Hồi chỉ sử dụng những sản phẩm đạt chứng nhận Halal.
Theo số liệu thống kê có trên thế giới có gần 1,8 tỷ người Hồi giáo, chiếm tỷ lệ khoảng 23% dân số thế giới. Dân số theo đạo Hồi chiếm tỷ lệ đa số ở các quốc gia như: Malaysia, Indonesia, Brunei, Ả Rập, UAE và các nước Trung Đông, nhưng chỉ có một số ít quốc gia có sản xuất các sản phẩm Halal. Do đó, dư địa của ngành công nghiệp Halal là còn rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng khai thác khoảng trống thị trường này, vì đây là chìa khoá để mở cánh cửa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo và các nước có công dân theo đạo Hồi, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở ra những cơ hội xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Ramlan Osman, Giám đốc kinh doanh Việt Nam Halal Center cho biết, ngành công nghiệp liên quan đến Halal không chỉ là có thực phẩm, đồ uống chế biến sẵn, mà còn có các nguyên vật liệu để chế biến; mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và sức khỏe; dịch vụ hậu cần; dịch vụ nhà hàng, khách sạn… theo tiêu chuẩn phục vụngười Hồi giáo, thị trường Halal.
Trong 1,8 tỷ người trên thế giới châu Á có 1 tỷ người, riêng khu vực Đông Nam Á là 230 triệu người. Nhóm 4 quốc gia – thị trường Hồi giáo đang phát triển là Indonesia, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh có hơn 700 triệu người tiêu dùng. Dân số cộng đồng Hồi giáo toàn cầu sẽ tăng, dự báo đến 27% vào năm 2050 với khả năng tiêu thụ sản phẩm Halal vào khoảng 15 nghìn tỷ USD.
Nhiều nước đang chuyển biến nhanh để nắm bắt cơ hội từ thị trường Halal, trong 7 nước đang sản xuất nhiều nhất hướng tới thị trường Halah chỉ có 2 nước Hồi giáo là Malaysia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), 5 nước còn lại đã tham gia vào thị trường Halal nắm bắt thời cơ.
Trong đó, Malaysia chuẩn bị Kế hoạch tổng thể nền công nghiệp Halal 2.0 hướng tới một Malaysia Halal rõ ràng, nổi bật và toàn cầu hóa. UAE đang hướng tới trở thành trung tâm kinh tế Hồi giáo, tập trung vào tài chính Hồi giáo và Halal.
Hàn Quốc muốn trở thành một trong những điểm đến cho khách du lịch Hồi giáo. Australia là nhà cung ứng thịt bò Halal lớn nhất cho các quốc gia Trung Đông. Nhật Bản xác định thị trường Halal là nguồn đóng góp chính cho kinh tế Nhật Bản từ năm 2020 với Thế vận hội Olympic mùa hè 2020 như một chất xúc tác.. Brazil là nhà cung cấp gia cầm Halal lớn nhất cho các quốc gia Trung Đông…
Theo ông Ramlan Osman, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế Halal. Với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng trung bình 6% đến 7% mỗi năm, Việt Nam có nền kinh tế nội địa mạnh mẽ cho sự phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu dồi dào nguyên vật liệu thô rất tiềm năng cho Halal bao gồm cà phê, gạo, thủy hải sản, gia vị, đậu hạt, rau củ quả… Việt Nam cũng được công nhận là một trong những điểm thu hút khách du lịch quốc tế hàng đầu hiện nay, cho thấy tiềm năng tương lai cho kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ theo tiêu chí Halal phát triển đáng kể.
Thống kê gần đây nhất cho thấy, cung ứng của Việt Nam về sản phẩm tiềm năng cho Halal là 10,5 tỷ USD, còn thấp so với nhu cầu từ các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) cần cho các sản phẩm mà Việt Nam có thể xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, như vậy Việt Nam đã bỏ lỡ 23,6 tỷ USD xuất khẩu cho thị trường Halal.
Theo Việt Nam Halal Center, 20 sản phẩm xuất khẩu tiềm năng Halal hàng đầu Việt Nam có thể kể đến là cà phê xanh, gạo, hạt điều, tiêu, trái cây tươi, sản phẩm từ cà phê, thực phẩm chế biến, cà phê rang, sắn khô, các loại hạt, trái cây chế biến, bánh ngọt, trà, các loại bánh kẹo, thức ăn gia súc, mật ong tự nhiên, quế, đồ uống không cồn, bột mì và nước trái cây. |
Tin liên quan
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
Hải quan- Biên phòng TPHCM kiểm soát buôn lậu qua cảng biển
Cất vó” 26kg ma tuý từ manh mối đối tượng xuất nhập cảnh nhiều lần
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform