Vinatex chủ động định hướng kinh doanh trong bất định
Vinatex cam kết cung ứng đủ khẩu trang, bán đúng giá | |
Vinatex làm gì để vượt khó nửa cuối năm? | |
Vinatex đề xuất ngân hàng linh hoạt trong đánh giá doanh nghiệp |
Vinatex không thể lập kế hoạch dài hơi như trước. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Sợi, may điêu đứng
Theo Vinatex, tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn này đã trải qua hơn 5 năm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (Vinatex hoàn thành cổ phần hóa ngày 29/1/2015).
Trong giai đoạn 2015-2020, Vinatex đạt doanh thu hàng năm tăng trưởng trung bình 12,6%, lợi nhuận tăng 2,5%, cổ tức chia trung bình 5%, riêng năm 2018 chia cổ tức 6%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thực hiện được, phải dịch chuyển thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) bị chậm thực thi đã khiến cho những thuận lợi mà Vinatex cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành kỳ vọng không trở thành hiện thực.
Đặc biệt, 2 yếu tố rủi ro có tác động mạnh nhất lên "sức khỏe" của Vinatex và toàn ngành dệt may Việt Nam là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19.
Vinatex nêu rõ, từ giữa năm 2019, ảnh hưởng xấu của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã phát tác, khiến doanh thu sụt giảm nhiều, nhất là trong ngành sợi.
Việc đại dịch Covid-19 bùng phát buộc Trung Quốc "đóng băng" sản xuất vào đầu năm 2020. Vốn xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc nên động thái trên của Trung Quốc đã đẩy ngành sợi của Việt Nam vào cảnh điêu đứng.
"Trong vòng 2 thập niên qua, có thể nói 2019-2020 là 2 năm khó khăn nhất đối với ngành sợi. Tính đến hết năm 2020, ngành sợi phải gồng mình chịu lỗ trong suốt 30 tháng. Đây là một cuộc chiến cực kỳ cam go và sẽ còn tiếp diễn đối với ngành sợi", đại diện Vinatex nhấn mạnh.
Ngành may tuy không rơi vào tình cảnh khó khăn như sợi, nhưng cũng ảnh hưởng sức tăng trưởng trong năm 2019 và sụt giảm doanh thu từ 20%-25% trong 2 quý đầu năm 2020.
Cho tới quý 3, quý 4/2020, với tình hình căng thẳng Mỹ – Trung Quốc, đại dịch Covid-19 vẫn chưa thể được kiểm soát hoàn toàn, người tiêu dùng trên toàn thế giới thắt chặt chi tiêu, cũng như có những đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn về mặt hàng thời trang, Vinatex đánh giá nhiều khả năng các đơn hàng may mặc sẽ tiếp tục bị hủy, hoãn, hoặc phải thay đổi.
Thực tế hiện tại khiến khó có thể dự đoán chính xác doanh thu ngành may sẽ sụt giảm tới đâu.
Kinh doanh trong bất định
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex chia sẻ, trong bối cảnh hiện tại, Vinatex buộc phải xác định kinh doanh trong một thị trường bất định, khó có thể dự báo chính xác và không thể lập kế hoạch dài hơi như trước.
"Trong giai đoạn 5 năm lần thứ 2 sau cổ phần hóa (2020-2025), Tập đoàn cần liên tục cập nhật tình hình biến đổi của thị trường, đưa ra phương án mới và xoay chuyển sản xuất kịp thời", ông Lê Tiến Trường nói.
Về mục tiêu cụ thể, với tình hình thị trường suy giảm sâu, bất định và khó lường, khó dự đoán, Vinatex đặt mục tiêu vào giữa nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ đạt mốc kết quả sản xuất kinh doanh bằng năm 2019, từ đó có đà tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP.
Giải pháp cho giai đoạn tới được ông Lê Tiến Trường nhắc tới là quản trị tinh gọn, hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh của Vinatex, xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh với tiêu chí sản xuất xanh, bền vững, tận dụng công nghệ 4.0 trong quản trị và sản xuất kinh doanh...
Chia sẻ thêm tiếng nói liên quan tới góc độ Vinatex vượt khó, ông Đặng Vũ Hùng, Tổng Giám đốc Vinatex nêu rõ, thời gian tới để nâng cao vị thế, Tập đoàn sẽ tập trung vào một số cụm giải pháp.
Điển hình là tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn diện từ sợi-dệt-nhuộm hoàn tất – may để thỏa mãn yêu cầu xuất xứ của Hiệp định CPTPP cũng như EVFTA; đầu tư các trung tâm phát triển sản xuất trên nền tảng ý tưởng sáng tạo Việt Nam để phục vụ thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại thu hút mạnh mẽ các tổ hợp sản xuất hàng thời trang; đầu tư logistic chuyên nghiệp nhằm giảm chi phí; đầu tư phát triển nguồn lực chất lượng cao để có đủ năng lực đáp ứng nhanh sự thay đổi của môi trường kinh doanh hàng may mặc trong nước và quốc tế...
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, sản xuất dệt tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất trang phục giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo đà sụt giảm, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4%. |
Tin liên quan
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
11:10 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
18:21 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics