Xuất khẩu vẫn là lực kéo chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2021
Kịch bản kinh tế nào cho giai đoạn 2021-2023? | |
Kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu vui trong 2 tháng đầu năm | |
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm được dự báo như thế nào? |
Theo ông đâu sẽ là những rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?
Có 3 động lực quan trọng để đạt mức tăng trưởng trong quý 1 là sự phục hồi của ngành nông nghiệp, thứ hai là kim ngạch xuất khẩu rất tốt trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi và thứ ba là thu hút đầu tư nước đều có sự gia tăng về vốn đăng ký, vốn bổ sung cũng như giải ngân vốn FDI tăng. Sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc và các nước gần Trung Quốc sang Việt Nam rất tích cực.
Tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp như đã xuất hiện biến thể mới, cũng như việc phân phối và tiêm vắc xin vẫn còn vấn đề và đáng chú ý là tình trạng lây lan đối với cả những người đã tiêm và các nước láng giềng xung quanh Việt Nam vẫn chưa khống chế được dịch và đang có nguy cơ vỡ trận.
Bên cạnh đó, những rủi ro về tăng giá nguyên vật liệu, rủi ro về nguồn cung cũng là một thách thức khi giá dầu thô từ đầu năm đến giờ đã tăng 30%. Trong trường hợp, nếu cả năm 2021, giá dầu thế giới tăng 30% thì CPI của Việt Nam có thể sẽ tăng từ 0,4-0,5%, hàng hoá cơ bản cũng đã tăng 40% so với cùng kỳ. Các nguyên vật liệu như sắt thép, kim loại đã tăng 30-40% từ đầu năm đến nay. Ngành thép đang kêu rất khó khăn về nguồn cung đặc biệt là thép chế tạo, trong khi đó nhu cầu về đầu tư công, nhu cầu về cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn.
Một thách thức nữa đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là rủi ro về bất ổn tài chính và bong bóng tài sản. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách, nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh. Khối doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, nhưng quá trình triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ còn chậm cũng là những thách thức không nhỏ.
Trong các quý tiếp theo, xuất khẩu có phải là lực kéo chính của nền kinh tế trong năm 2021 không, thưa ông?
Trong quý 1/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước và có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức tăng trưởng cao và trong các quý tiếp theo tôi có thể chắc chắn rằng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều triển vọng nhất là trong bối cảnh Việt Nam có nhiều FTA có hiệu lực , phát huy tốt. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, tuy vẫn còn dịch bệnh nhưng vận tải, logistics để phục vụ xuất nhập khẩu của chúng ta vẫn được duy trì ở mức tích cực. Tất nhiên, có bị tăng giá và có những điểm nghẽn nhưng trong các quý tới, xuất khẩu vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng của Việt Nam.
Để đạt được mức tăng trưởng năm 2021 là 6,5% thì ngay từ quý 2, GDP sẽ phải đạt mức tăng trưởng hơn 7%. Theo ông, để đạt được mức tăng trưởng trên trong quý 2 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ cần áp dụng những biện pháp gì?
Trong quý 2 sẽ có 2 nhân tố chính mà chúng ta sẽ phải tập trung hơn. Thứ nhất, so sánh với quý 2 của cùng kỳ năm trước, chúng ta có nền rất thấp với mức GDP đạt 0,39%. Thứ hai, để phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ đã đặt trọng tâm vào thúc đẩy 3 lĩnh vực: Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây được xem là "cỗ xe tam mã" kéo tăng trưởng kinh tế đi lên trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới, “cỗ xe tam mã” vẫn tiếp tục tăng trưởng trong quý 2. Theo đó, về đầu tư tôi kỳ vọng ngoài đầu tư công thì đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tốt và đầu tư tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.
Liên quan đến tiêu dùng, tôi kỳ vọng tiêu dùng trong quý 2 sẽ tăng trưởng cao hơn trong quý 1, vì như tôi vừa phân tích quý 1, dịch vụ, tiêu dùng vẫn có sự tăng trưởng tương đối thấp so với tiềm năng cũng như quy mô của nền kinh tế, của thị trường tiêu dùng Việt Nam. Khi dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường hơn, niềm tin của người dân tốt lên, tôi cho rằng, thị trường tiêu dùng sẽ được thúc đẩy. Đây cũng chính là cơ sở để tôi dự báo mức tăng trưởng GDP trong quý 2 có thể đạt mức 7,2-7,4%.
Dự báo về tình hình kinh tế trong năm 2021, tôi cho rằng Việt Nam có thể đạt mức 6,5%-7% do nền tăng trưởng của năm 2020 rất thấp. Và đặc biệt, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ gói kích cầu của Mỹ, đây là gói kích cầu có tác dụng thiết thực đối với không chỉ Mỹ, thế giới mà cả Việt Nam. Sau khi phân tích các tác động của gói kích cầu này đối với xuất khẩu, đối với đầu tư của Việt Nam, tôi thấy rằng nếu gói kích cầu trị giá 1,9 nghìn tỷ USD này được giải ngân hết thì GDP của Việt Nam tăng thêm 0,76% trong năm nay.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh lại rằng, sẽ là một thách thức rất lớn trong các quý tiếp theo để đạt được mức tăng trưởng GDP từ 6,5%-7% trong năm 2021. Nếu muốn đạt được mức trên thì GDP quý 2 phải đạt 7,4-7,6% và quý 3, quý 4 mức tăng trưởng phải đạt từ 6,4-6,8%.
Quan điểm của tôi trong năm nay là chúng ta cần hết sức thận trọng trong ứng xử với lạm phát, không được quá thắt chặt mà cần để nền kinh tế phục hồi và tạo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chấn chỉnh các cơn sốt. Bởi những cơn sốt sẽ tạo ra sự bất ổn, bong bóng và tạo ra tính không bền vững.
Về chứng khoán, ta cần hết sức bình tĩnh, khi các nhà đầu tư F0 đã bắt đầu quan tâm đến thị trường trái phiếu hơn, đây là tích cực nhưng cũng cần không để phát triển quá nóng, thiếu minh bạch.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform