10 bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài là 0%
Quang cảnh Hội nghị. |
Giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt 26,06%
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2022 đạt 26,06% với 9.014,59 tỷ đồng. Tuy cao gấp 3 lần tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2022 (9,12% kế hoạch vốn), tuy nhiên tỷ lệ giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài 11 tháng đầu năm 2022 vẫn thấp hơn hẳn so với kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong nước 11 tháng đầu năm 2022.
Bộ Tài chính cũng cho biết, đến 30/11/2022, có 54 địa phương và 10 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó còn 6 bộ và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân 0%. Đến thời điểm 30/11/2022, Bộ Tài chính nhận được đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn của 8/13 bộ, ngành với tổng số vốn đề nghị giảm là 3.678,5 tỷ đồng, 35/59 địa phương với tổng số vốn đề nghị giảm là 8.804,5 tỷ đồng.
Về nguyên nhân của tình trạng giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài còn chậm, Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc không có khối lượng hoàn thành cho giải ngân từ mọi khâu của quá trình thực hiện dự án như chưa hoàn tất các thủ tục đầu tư, đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án; điều chỉnh hiệp định vay hoặc đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng tổ chức thực hiện các chương trình, dự án chậm; vướng mắc do chậm nhận được ý kiến không phản đối của nhà tài trợ hoặc ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ đối với hồ sơ mời thầu...
Về việc các địa phương xin trả lại vốn, bà Mai Thị Thuỳ Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, việc này đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 124, trong đó, giao Bộ KH&ĐT tổng hợp đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương khi tăng, giảm vốn để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính cũng đã nhiều lần kiến nghị thực hiện chỉ đạo tại Nghị quyết 124, đề nghị Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định nội dung này.
Dưới góc độ cơ quan chủ trì tổng hợp số liệu điều chỉnh giảm cũng như điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công, đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, tại văn bản 6224 của Văn phòng Chính phủ ngày 20/9/2022 đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời điều hoà, điều chỉnh kế hoạch năm 2022.
Quan điểm của Bộ KH&ĐT là giữ nguyên đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không trả lại vốn kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2022 đã được giao, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân ở mức cao nhất
Tại hội nghị, đại diện TPHCM cho biết, đến ngày 31/11/2022, số vốn giải ngân theo thanh toán ghi thu chi cho dự án ODA cấp phát đã điều chỉnh là 917 tỷ đồng, đạt 35% kế hoạch bố đã bố trí. Với vốn ODA vay lại đã giải ngân 2.218 tỷ đồng, đạt 44%. Nếu tính theo đơn rút vốn, chứng từ hoàn vốn thì TPHCM đã giải ngân 2.875 tỷ đồng, đạt 38,13% kế hoạch vốn đã bố trí.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm giải ngân nguồn vốn này là do quá trình triển khai thực hiện chậm do vướng nghiệm thu chưa thanh quyết toán, vướng mắc di dời hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh dự án tuyến Metro 1 và 2.
TPHCM đã có công văn xin điều chỉnh vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương giảm 600 tỷ đồng của 2 dự án. Thành phố cũng đã thành lập các tổ hỗ trợ giải ngân, phối hợp với các sở, ngành trong thực hiện để đẩy nhan tiến độ giải ngân, dự kiến đạt 70% kế hoạch vốn đã giao từ nay đến cuối năm...
Tại hội nghị, đại diện Bộ GTVT cho biết, trong tổng kế hoạch vốn năm 2022 Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao khoảng 55.051 tỷ đồng; các dự án ODA đã phân bổ 5.440 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài khoảng 4.877 tỷ đồng, vốn trong nước khoảng 563 tỷ đồng.
Đến hết tháng 11/2022, kết quả giải ngân vốn ODA của 18 dự án được bố trí vốn nước ngoài (trong tổng số 28 dự án ODA) do Bộ GTVT quản lý đạt khoảng 2.874,7 tỷ đồng/4.877 tỷ đồng vốn được bố trí, tương đương khoảng 58,95% kế hoạch. Theo đó, kế hoạch vốn nước ngoài năm 2022 còn lại cần phải giải ngân khoảng 2.000,3 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho rằng, tổng số giải ngân đến nay mới đạt 26,06% kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài của năm 2022, do đó, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài năm 2022 là rất lớn.
Theo đó, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công trong đó có vốn nước ngoài trong thời gian tới.
Đối với các vướng mắc liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chủ quản như phê duyệt đầu tư đối với các dự án đã được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, chỉ đạo các chủ dự án đẩy mạnh triển khai dự án, trao đổi với nhà tài trợ trong việc sớm cấp ý kiến không phản đối, đề nghị các cơ quan chủ quản khẩn trương tập trung rà soát, đẩy nhanh.
Cơ quan chủ quản cần tiến hành khảo sát từng dự án để chỉ đạo nhà thầu tập trung tổ chức triển khai thực hiện từ nay đến hết năm, khẩn trương hoàn thiện thủ tục thanh toán rút vốn.
Thứ trưởng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực, quyết tâm, giải quyết khó khăn vướng mắc để giải ngân vốn đầu tư công nói chung, giải ngân vốn vay nước ngoài nói riêng năm 2022 ở mức cao nhất, tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục hồi phục, phát triển bền vững.
Với trách nhiệm của mình, Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ ngành, các nhà tài trợ để xử lý các vướng mắc phát sinh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời sẽ chỉ đạo các đơn vị toàn ngành tài chính chủ động triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nói chung và nguồn vay nước ngoài nói riêng.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Bắt đối tượng giả danh cán bộ hải quan để lừa đảo
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng Bình Định chuyển biến tích cực
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform