Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Giải pháp tăng giá trị nông sản XK
Chưa tương xứng tiềm năng
Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công Thương) cho biết, đến 31-12-2010 có 944 địa danh được sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của địa phương bao gồm miền Bắc: 361; miền Trung: 257; miền Nam: 326. Tuy nhiên đến 31-3-2014 mới có 41 chỉ dẫn địa lý được cấp giấy chứng nhận bảo hộ trong nước, trong đó có 38 của Việt Nam, 3 của nước ngoài như rượu Pisco (Peru), rượu Whisky (Scotland), rượu Cognac (Pháp). Đa số các chỉ dẫn địa lý đã đăng kí là thuộc về nông sản đặc sản của địa phương như chè san tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, thuốc lào Tiên Lãng, gạo nàng nhen thơm Bảy Núi, nước mắm Phú Quốc…
Cục Sở hữu trí tuệ cho biết hiện nay nhiều địa phương đã tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài nhưng tỷ lệ thành công không cao do chưa hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của nước ngoài. Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ và công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu (EU). Với việc được bảo hộ, chỉ có sản phẩm nước mắm sản xuất và đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc mới được XK vào EU. Ngoài ra, hiện các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành thủ tục để đăng ký 4 chỉ dẫn địa lý khác tại EU là: “Lạng Sơn” - hoa hồi, “Bình Thuận” - quả thanh long, “Buôn Ma Thuột”- cà phê hạt, “Hòa Lộc” - quả xoài cát. Mới đây nhất, 2 nhãn hiệu “Gạo Nàng thơm Chợ Đào” và “Thanh Long Châu Thành - Long An” đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền tại thị trường Hoa Kỳ.
Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cho biết những thuận lợi sau khi được bảo hộ là đến nay đã có 68 DN đăng kí với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang để được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tại EU, tổng sản lượng 30 triệu lít/năm. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất và chế biến theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhận thức của DN và người tiêu dùng được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy du lịch địa phương, hạn chế lạm dụng từ Phú Quốc trên bao bì, nhãn hàng hóa.
Bà Jana Herceg, Phó ban Kinh tế - Thương mại của phái đoàn EU tại Việt Nam, cho rằng việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của EU và Việt Nam có vai trò quan trọng cho kinh tế và xã hội của cả 2 bên, nhất là đối với vùng nông thôn. Vì nếu không có một sự bảo hộ, các sản phẩm hàng hoá có nguy cơ biến mất khỏi thị trường, ảnh hưởng đến cả những người sản xuất, DN và quốc gia. Trong thời gian tới phái đoàn EU sẽ có những hỗ trợ thích đáng để các sản phẩm hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại châu Âu.
Khó khăn trước và sau đăng kí
Theo Hiệp hội nước mắm Phú Quốc, khó khăn của việc đăng kí chỉ dẫn địa lý ở châu Âu là khá phức tạp về kỹ thuật, thời gian đăng ký để được bảo hộ cũng khá lâu. Hiệp hội phải chứng minh là đại diện cho truyền thống, kỹ thuật địa phương, vùng nguyên liệu và sản xuất, chất lượng tốt so với các loại nước mắm thông thường. Hồ sơ đăng ký phải chỉnh sửa nhiều lần và phải có rất nhiều văn bản trả lời, giải thích làm rõ các ý kiến đặt ra của phía châu Âu. Trong văn bản của quy trình sản xuất có rất nhiều từ địa phương, đối tác không hiểu phải chỉnh sửa lại nhiều lần. Dù đã được bảo hộ ở châu Âu, nhưng hiện nước mắm Phú Quốc vẫn chưa có nhiều kinh phí tiếp thị và quảng bá sản phẩm, chưa đăng ký bảo hộ tại các nước khác nên đang bị các DN nước ngoài lợi dụng đăng ký ở các nước như Thái lan, Trung Quốc…
Ông Trịnh Đức Minh – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, mặc dù cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được sản xuất và đạt chất lượng nhưng vấn đề thương mại sản phẩm cà phê nhân có chỉ dẫn địa lý chưa nhiều, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk với nỗ lực của mình đến hết năm 2013 đã XK được 4.950 tấn cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
“Để sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột XK ngày càng nhiều thì cần phải có tiếng nói chung giữa các DN được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và quyết tâm của các DN nhằm thúc đẩy trong việc đàm phán với các đối tác kinh doanh để đưa logo cũng như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vào hợp đồng mua bán và bao đựng cà phê khi XK”, ông Trịnh Đức Minh đề xuất.
Ông Trịnh Thu Hải – chuyên viên dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (MUTRAP) nhận định việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ thực sự phát huy ý nghĩa và giá trị thực tế khi thiết lập được hệ thống quản lý, qua đó kiểm soát được chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Song song với đó là hệ thống thương mại hóa sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Do đó, cần có biện pháp thu hút sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chuyên môn liên quan của địa phương và đặc biệt là các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm để họ đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động này. Đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ đăng ký ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà sản xuất, DN Việt Nam và giúp nâng cao giá trị kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Tin liên quan
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
11:31 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform