Chống thất thu, phòng gian lận thương mại từ ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực hải quan
Hải quan Việt Nam tham dự Diễn đàn Hải quan cấp cao khu vực về phòng chống ma tuý Không có vùng cấm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại |
Tọa đàm “Tăng cường bảo đảm thu ngân sách và chống buôn lậu, gian lận thương mại gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan”. |
Đối diện thách thức nếu không nhanh chuyển đổi số
Tại tọa đàm “Tăng cường bảo đảm thu ngân sách và chống buôn lậu, gian lận thương mại gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào ngày 6/7/2023, ông Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, kết quả phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đã đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ số phát triển thì tình hình vi phạm, tội phạm sử dụng công nghệ cao có sự gia tăng. Theo ông Trần Đức Đông, các loại vi phạm, tội phạm này có phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi trong khi cơ chế, chính sách, pháp luật còn chồng chéo, chậm sửa đổi, bổ sung, thay thế. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ thực thi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng như các cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo các chuyên gia, các hành vi gian lận thương mại, thuế, xuất xứ hàng hóa… không chỉ làm thất thu ngân sách mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính đang khó khăn lại càng khó khăn. Điều này đòi hỏi không chỉ cải cách về pháp lý mà phải tạo cơ sở quản lý cho hoạt động thương mại, nhất là lĩnh vực hải quan.
Ông Phạm Duyên Phương, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan Hải quan đã ứng dụng một cách toàn diện và rộng rãi phương thức đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp dựa trên các kỹ thuật quản lý rủi ro và hệ thống phân tích thông tin, qua đó tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ tốt trong hoạt động thông quan hàng hóa và vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Từ góc nhìn cơ quan trực thuộc Quốc hội, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của ngành Hải quan trong chống thất thu ngân sách, chống gian lận thương mại dù bối cảnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn có thể cải thiện nhiều hơn nếu có được sự cải cách về cơ chế chính sách cũng như ý thức của doanh nghiệp.
Theo bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, với địa bàn hoạt động rộng cùng tính chất phức tạp hoạt động của các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện, ngành Hải quan luôn phải đối mặt với việc cùng lúc thực hiện 2 nhiệm vụ, vừa tạo thuận lợi thương mại, bảo đảm về thu ngân sách nhà nước, vừa bảo đảm công tác phòng, chống gian lận thương mại. Đây là thách thức lớn của ngành Hải quan hiện nay.
Tận dụng mô hình hợp tác công - tư
Với việc chỉ ra cụ thể những khó khăn và thách thức nêu trên, các chuyên gia tham dự tọa đàm đều nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Bà Trần Hồng Nguyên nhấn mạnh, trong bối cảnh công nghệ phát triển, nếu ngành Hải quan không chuyển đổi nhanh, không nỗ lực trong đầu tư công nghệ, nếu không làm nhanh, kịp thời thì thách thức nêu trên càng lớn, và mục tiêu bảo đảm thực hiện nhiệm vụ ngày càng khó khăn.
Nhưng ông Phạm Duyên Phương cũng nhìn nhận, dù có một nền tảng chính sách tốt, một pháp luật tốt, quy trình tốt, một công cụ tốt nhưng người thực hiện không đủ năng lực thì cũng không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Do đó, vấn đề nhân lực cần bảo đảm năng lực để đáp ứng những nhu cầu mới, thách thức mới, những đòi hỏi mới từ phía doanh nghiệp và Chính phủ, nên ngành Hải quan phải liên tục đổi mới.
Cùng với vấn đề trên, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan còn kiến nghị về việc số hóa dữ liệu, cụ thể hóa các phương thức, chế tài liên quan đến quy định về kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho công tác quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên nền công cụ và Cơ chế một cửa quốc gia…
Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy đã có rất nhiều sáng kiến về hiện đại hóa hải quan được thực hiện. Chẳng hạn, Singapore sử dụng cơ chế phân loại mã HS hoàn toàn tự động dựa trên nhiều nguồn dữ liệu, chuyển từ dạng phân tích mô tả sang phân tích dự đoán. Tại Nhật Bản, Hải quan quốc gia này đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhận tạo (AI), robot vào hoạt động soi chiếu để tự động hóa đánh giá rủi ro…
Ông Lương Hữu Hạnh, Chủ tịch Công ty Ultra-Thabis cho biết, để nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đặc biệt khuyến khích mô hình hợp tác công – tư để tận dụng sức mạnh của các tổ chức tư nhân trong hoạt động xây dựng và khai thác dữ liệu.
Điển hình như trường hợp của Ultra với giải pháp Publican – giải pháp được WCO đánh giá rất cao, chứng thực khu vực WCO Đông và Nam Phi với 24 thành viên đã ký thỏa thuận hợp tác. Giải pháp Publican thực hiện ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để phân tích và dễ dàng đưa ra nhiều chỉ dấu về nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại với độ chính xác cao. Giải pháp này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích về đảm bảo an ninh, chống thất thu ngân sách đồng thời giảm thời gian thông quan, giảm chi phí lưu kho… cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ góp phần cải thiện môi trường đầu tư
16:20 | 09/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp giảm chi phí nhờ tuân thủ tốt pháp luật hải quan
15:33 | 09/10/2024 Hải quan
(TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN) “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
08:38 | 09/10/2024 Hải quan
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
17:00 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Danh mục phế liệu bị tạm ngừng tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo thông tư mới
15:46 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
07:39 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bất cập trong xác định hàng hoá là chất thải, phế liệu
14:00 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng xử lý đối với doanh nghiệp chế xuất “quên” mở tờ khai nhập khẩu đối ứng
09:04 | 07/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
Hyundai Tucson thế hệ mới có giá từ 769 triệu đồng
Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ góp phần cải thiện môi trường đầu tư
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics