Củng cố vững chắc các động lực tăng trưởng để nền kinh tế phục hồi nhanh
Xung lực phục hồi nền kinh tế | |
Cần xây dựng gói kích thích kinh tế đủ lớn để phục hồi kinh tế trong năm 2022 | |
Khẩn trương ban hành Chiến lược tổng thể phòng chống dịch, phục hồi kinh tế |
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. |
Trong bối cảnh hiện nay thì tăng trưởng GDP cả năm có thể chỉ ở mức 3%, chưa bằng nửa mục tiêu kế hoạch đặt ra. Nếu như vậy đây là năm thứ hai liên tiếp không đạt được mục tiêu đề ra về tăng trưởng, việc làm và các nhiệm vụ cải cách phát triển. Nếu như ở các nước phát triển, tốc độ tăng GDP giảm, thậm chí âm, nhưng thu nhập/người dân không giảm, thu nhập khả dụng lại tăng vì họ không thể chi tiêu trong đại dịch, vì vậy, khi dịch kết thúc hoặc giảm đi thì cầu bùng nổ, và đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy phục hồi nhanh và cao. Nhưng Việt Nam hoàn toàn khác, vì chúng ta đang yếu cả hai bên cung và cầu, do đó không thể phục hồi nhanh và cao được khi mà nhiều triệu lao động mất việc làm, mất thu nhập, một số ngành dịch vụ đã tê liệt hai năm liên tiếp. Đại dịch không những làm mất mát về vật chất, mà cả tinh thần, năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ… Cơ cấu kinh tế, lao động, phân bố nguồn lực đang bị đảo lộn, năng lực và nguồn lực đã bị sói mòn nghiêm trọng. Các động lực tăng trưởng chủ yếu, trừ xuất khẩu, đã yếu đi một cách đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm sáng cho phát triển kinh tế thời gian tới, đó là hiện dịch bệnh đang dần được kiểm soát, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững. Khi nền kinh tế được mở cửa trở lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng sẽ bật tăng trở lại sau 5 tháng bị kìm nén… Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi. Nhiều dự báo tin rằng trong quý 4/2021 kinh tế sẽ hồi phục.
Ông có đánh giá như thế nào về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 cũng như dư địa chính sách để phục hồi kinh tế trong thời gian tới?
Như tôi đã nói ở trên, dịch bệnh gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế, vì vậy nếu không có thay đổi đột biến, không có những đột phá thực sự bằng chương trình phục hồi và tăng tốc phát triển thì kết quả đạt được ở giai đoạn này có thể sẽ kém hơn nhiều so với giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng sẽ thấp xa mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn 1999-2011, dư địa chính sách của ta hiện nay đang còn nhiều và tốt hơn rất nhiều. Theo đó, chúng ta đang có tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định. Hệ thống tài chính tuy còn có rủi ro nhưng đã vững và tốt hơn trước nhiều. Bội chi ngân sách và nợ công vẫn trong ngưỡng cho phép. Cán cân đối ngoại tốt hơn nhiều, dự trữ ngoại tệ trên 100 tỷ USD…
Với dư địa đó, tôi cho rằng chúng ta có thể nới trần nợ công, tăng bội chi để thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để phục hồi kinh tế.
Ông có lưu ý gì về các nhóm giải pháp được đề ra trong Chương trình phục hồi kinh tế?
Về các nhóm giải pháp phục hồi kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề. Trước hết, cần tiếp tục tổ chức sản xuất, cuộc sống xã hội và quản lý nhà nước an toàn, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Sinh kế và sinh mạng là hai mặt của một vấn đề, không tách rời nhau, bổ sung, củng cố cho nhau. Đồng thời nhanh chóng phục hồi lại, cũng cố vững chắc các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, các nguồn lực phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
Giải pháp cần cụ thể, khả thi và có thể thực hiện được một cách nhanh chóng trong thời hạn đã định. Kế hoạch phục hồi cần đưa ra mục tiêu cụ thể hơn. Trong đó một số chỉ tiêu phải cao hơn mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch 5 năm 2021-2025, có như vậy mới đạt được mục tiêu của cả nhiệm kỳ. Các giải pháp của chương trình phục hồi này theo tôi không nên trùng lặp với các chính sách, kế hoạch, chương trình đã có, mà cần mạnh hơn, cao hơn giải pháp đã có và tập trung vào 4 nhóm: Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn dịch bệnh để mở lại nền kinh tế; Hỗ trợ DN, hợp tác xã và hộ kinh doanh vượt qua đại dịch; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Hỗ trợ an sinh xã hội và đào tạo lại lao động. Hiện Dự thảo đưa ra quá nhiều giải pháp, cụ thể là 78 giải pháp chia thành 8 nhóm, nhưng lại chưa cụ thể và khả thi, chưa tập trung vào một chương trình có thời hạn 2-3 năm.
Liên quan đến phát triển kinh tế, ông có nhận định gì về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã và đang được xây dựng, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công?
Dự thảo kế hoạch đưa ra nhiều chỉ tiêu đầy tham vọng như tốc độ tăng năng suất lao động tăng trên 6,5% hay sẽ có 1,5 triệu DN hoạt động vào năm 2025. Trong khi đó, từ nay đến 2025 có thêm 700.000 DN đăng ký mới đã là khó, mà 700.000 DN đang hoạt động lại càng khó. Dự thảo cũng đặt ra những chỉ tiêu “ta tự trói mình” như là giữ trần nợ công, khống chế bội chi ngân sách ở mức 3,7% GDP, trong khi muốn phục hồi tăng trưởng, muốn có tăng trưởng cao và đạt các mục tiêu khác thì chi tiêu công, nhất là đầu tư công trong 2021-2025 phải mở ra, phải tăng lên, tức là nên tăng bội chi, nới trần nợ công. Tựu trung lại, chúng ta đưa ra mục tiêu tham vọng nhưng lại thiếu những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ. Tôi cho rằng, cần có một tư duy mới, cách làm mới với những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể để kế hoạch tái cơ cấu lần này thành công.
Đối với tái cơ cấu đầu tư công, tôi cho rằng có ba việc cần lưu ý. Trước hết, cần xác định các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, hợp lý về hiệu quả kinh tế - xã hội, các tiêu chí này được sử dụng thống nhất để lựa chọn và quyết định đầu tư, trong giám sát và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư… Cùng với đó, xác định được lĩnh vực, ngành ưu tiên đầu tư trong từng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Cuối cùng, các ngành, địa phương có quyền chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư (tách ra khỏi quá trình đầu tư), chủ động nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn, tạo cho mình một kho dự án đạt mức tối thiểu về hiệu quả, từ đó, lần lượt lấy ra cái tốt nhất theo khả năng nguồn vốn để đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics