Khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế đã tốt hơn rất nhiều
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam |
Đến thời điểm này, đánh giá về phát triển kinh tế năm 2020, điều gì làm ông ấn tượng nhất?
Điều tích cực nhất trong năm 2020 là khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam so với những năm trước đây đã tốt hơn rất nhiều. Điều này được thể hiện qua con số tăng trưởng, qua sự phục hồi của một số ngành đã giúp tăng trưởng GDP có thể đạt được con số 2,5-3% trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế ở châu Á đều tăng trưởng âm trong năm nay, ngoại trừ Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Sự chống chịu, khả năng thích ứng là yếu tố vô cùng quan trọng và là nền tảng tốt cho Việt Nam trong những năm tiếp theo. Sự chống chịu, khả năng thích ứng này thể hiện cả từ phía cấp độ của người dân, là tác nhân đầu tiên của nền kinh tế với tư cách là người tham gia vào thị trường lao động, người tiêu dùng, cho đến hộ gia đình, các DN, các cơ quan Chính phủ... Tất cả đã thể hiện sự dẻo dai, linh hoạt thích ứng và đồng lòng trong cả mục tiêu về khống chế dịch bệnh và phát triển kinh tế. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam ở góc độ nào đó đã có kết quả tốt với mục tiêu đặt ra ở hai lĩnh vực, cả phòng chống dịch và phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh. Xuyên suốt quá trình, chúng ta có thể thấy được sự điềm tĩnh và quyết đoán của Chính phủ và sự bền bỉ quyết tâm của các DN và người dân.
Bên cạnh tăng trưởng dương, một trong những kết quả đạt được rất đáng khích lệ là sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Những con số về tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ không có ý nghĩa quá lớn nếu những cân đối lớn của nền kinh tế không được đảm bảo. Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng bởi nó tạo nền tảng rất tốt cho những năm tiếp theo, đặc biệt là nền tảng cho các hoạt động khởi nghiệp, thu hút đầu tư, kích thích đầu tư tư nhân, khuyến khích tiêu dùng, sự ổn định của hệ thống tài chính, tiền tệ. Covid-19 đã gây ra những xáo trộn lớn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được những cân đối lớn của nền kinh tế. Đây là một thành tựu rất đáng ghi nhận.
Theo ông, có được những kết quả tích cực trong “thắng lợi kép”, đâu là động lực chính?
Động lực chính để nền kinh tế có sức chống chịu và đạt kết quả tốt như vừa qua xuất phát từ nền tảng là niềm tin và một tầm nhìn chung về phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh. Trong năm 2020, niềm tin của các tác nhân khác nhau của nền kinh tế đã được duy trì. Niềm tin ở đây bao gồm niềm tin của người dân - chủ thể rất quan trọng của nền kinh tế khi tham gia với tư cách là người tiêu dùng, người lao động, của các nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của những người mua hàng của Việt Nam, và niềm tin của Chính phủ. Niềm tin này đã được chuyển hóa thành các quyết định đầu tư và thành các dự án tiếp tục được triển khai, thành các dự án khởi nghiệp của hơn trăm nghìn doanh nghiệp, thành các quyết định tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp. Để duy trì được niềm tin thì vai trò của Chính phủ trong điều hành là nhân tố hết sức quan trọng. Trong năm nay, Chính phủ đã kiên định trong điều hành chính sách vĩ mô trước những sức ép mở rộng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ... điều này quay trở lại củng cố niềm tin của DN, người dân.
Hậu Covid-19, ông có tin tưởng đồ thị tăng trưởng của Việt Nam sẽ đi theo hình chữ V hay không? Vì sao?
Tăng trưởng kinh tế 2020 đạt mức 2,5-3% là suy giảm so với mức hơn 7% của 2019. Tuy nhiên, mức suy giảm này so với các nước trong khu vực vẫn khá tích cực. Đồ thị tăng trưởng của Việt Nam đi theo hướng nào, cần phải có một khoảng thời gian đủ dài và điều này phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của năm 2021-2022 và 2023. Theo dự báo, với những nỗ lực, những nền tảng mà chúng ta có được như hiện nay thì khả năng phục hồi kinh tế của chúng ta sẽ tiếp tục ở mức cao hơn mức 3% mà chúng ta đạt được trong năm nay. Trong ngắn hạn năm 2021, đồ thị hình chữ V khả năng sẽ được tiếp nối, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã có sự phục hồi, khi mà vắc-xin phòng chống Covid-19 đã được sản xuất thành công sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế trên diện rộng. Đồ thị tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phụ thuộc vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu hiện vẫn còn nhiều yếu tố biến động. Với nỗ lực của Việt Nam hiện nay, với tốc độ tăng trưởng của năm 2020, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào kịch bản tăng trưởng theo hình chữ V trong những năm sau. Tuy nhiên, góc rộng hay hẹp của chữ V này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà chúng ta rất khó đoán định trong thời điểm hiện nay, đặc biệt là trước một số diễn biến không tích cực mà chúng ta nhận được vào những tuần cuối cùng của năm 2020.
Tăng trưởng của năm nay sẽ tạo đà như thế nào cho tăng trưởng năm 2021, thưa ông?
Để đưa ra một con số dự báo cụ thể cho tăng trưởng kinh tế năm 2021 là một công việc khó khăn. Dựa trên những chứng cứ đang có hiện nay và xu thế hiện tại, có thể tin tưởng rằng năm 2021 tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể là trong khoảng 6,8-7% theo dự báo được WB, IMF và ADB đưa ra, dựa trên giả định nền kinh tế toàn cầu và những nền kinh tế hiện đang chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc đi lại bình thường của các nhà đầu tư, chuyên gia, kỹ sư, công nhân tay nghề cao cũng có ý nghĩa quan trọng để dòng vốn FDI đã được cam kết sẽ thực sự được khơi thông và thực sự chảy vào Việt Nam. Việc đi lại bình thường cũng sẽ có tác động đến các ngành kinh tế mang lại hàng chục tỷ đô cho Việt Nam, ví dụ như ngành du lịch vốn được ước tính thiệt hại khoảng 20 tỷ USD trong năm nay. Kịch bản tăng trưởng cao rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào việc dịch bệnh đươc được kiểm soát ở cấp độ toàn cầu chứ không chỉ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự ổn định kinh tế vĩ mô và những kết quả tăng trưởng trong bối cảnh năm 2020 sẽ là nền tảng tốt và tạo đà tốt cho tăng trưởng kinh tế trong năm tới. Sức chống chịu của nền kinh tế đã được cải thiện. Những nỗ lực không ngơi nghỉ và tinh thần luôn thích nghi và vượt lên mọi hoàn cảnh của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ sẽ giúp chúng ta tiếp tục chinh phục các mục tiêu đầy thử thách về phát triển kinh tế xã hội trong năm tới đây.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform