Không chủ quan vì áp lực lạm phát đang có xu thế tăng
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long. |
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
Có thể nói, mức tăng CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016, lạm phát cơ bản 6 tháng tăng 0,87%. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2021 là do Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Đặc biệt, tôi nhận thấy thời gian qua công tác quản lý, điều hành giá tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ- Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Hơn nữa, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi. Nhiệm vụ thực hiện "mục tiêu kép" được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu qua, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Nhờ vậy, nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân được đảm bảo tốt, thị trường được bình ổn kể cả trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và thực hiện giãn cách xã hội.
Trước những diến biến bất ổn của đại dịch Covid-19, kéo theo đó là những hệ lụy cho kinh tế - xã hội, ông dự báo như thế nào về công tác này 6 tháng cuối năm?
Trên cơ sở đánh giá dự báo xu hướng, kết hợp với đánh giá về lạm phát cơ bản của Ngân hàng nhà nước, có thể thấy nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược có thể tạo áp lực lên giá một số nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế, từ đó tác động đến thị trường trong nước qua kênh nhập khẩu; dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương bị ảnh hưởng.
Bên cạnh các kết quả đạt được về kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021, còn một số hạn chế như: tốc độ tăng trưởng GDP quý I và 6 tháng đầu năm chưa đạt mục tiêu theo kịch bản đề ra; xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào một số ít thị trường, tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI còn cao (74,8%); cán cân thương mại có chiều hướng nghiêng về nhập siêu (5 tháng nhập siêu 369 về triệu USD); hàng hóa xuất nhập khẩu có thời điểm bị ùn ứ; các thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán, vàng còn tiềm ẩn rủi ro...
Với diễn biến lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020 thì đây là điều kiện thuận lợi để tạo dư địa kiểm soát lạm phát 2021 đạt như mục tiêu.
Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan vì áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm. Mặc dù đang ở mức thấp song CPI đang tăng dần. Giá nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất trong 6 tháng tăng mạnh 4,79%, là mức cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2013 đến nay.
Vậy, ông có khuyến nghị gì để đảm bảo kiểm soát lạm phát được đúng như mục tiêu đã đề ra từ đầu năm?
Để thực hiện việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, trong thời gian còn lại của năm 2021, Nhà nước cần tiếp tục tập trung điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thép xây dựng; không làm đình trệ và khó khăn cho các hoạt động đặc biệt là hoạt động xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm trong ngắn hạn.
Cũng cần có các chính sách phù hợp để giảm giá các loại vật liệu tăng giá thời gian vừa qua, đặc biệt là giá sắt, thép; sử dụng chính sách thuế phù hợp theo hướng có lợi cho nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm.
Đặc biệt cần phải tăng cường công tác tổng hợp, phân tích, dự báo thị trường giá cả và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời theo quy định. Tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay...
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
Giảm dần áp lực từ giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý
09:12 | 17/08/2024 Tài chính
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform