Mục tiêu CPI dưới 4% hoàn toàn khả thi
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% | |
OCB đặt mục tiêu chia cổ tức 25 - 27% | |
VRG đặt mục tiêu năm 2020 tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế 4.961 tỷ đồng |
Thưa ông, chỉ số giá GDP 6 tháng đầu năm tại Việt Nam ước đạt tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng là điểm sáng trong tình trạng âm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ông có bình luận gì về điều này?
- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi lĩnh vực KT-XH, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống, dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế đảm bảo tính mạng và sức khỏe nhân dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm như rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Cụ thế hơn, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33% GDP. Với mức tăng này, đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công… Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, khách quan, sự ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình chung của thế giới…, cùng với các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2020 so với năm 2019 sẽ tăng ở mức 3,5 - 4%.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm đã tăng 4,19% so với cùng kỳ năm 2019, ghi nhận mức tăng cao nhất trong 6 năm qua và cho thấy nỗ lực kiềm chế lạm phát cả năm ở mức dưới 4% không phải là dễ dàng. Theo ông, đâu là những thách thức tác động đến việc kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm?
- Về diễn biến lạm phát từ nay đến cuối năm, có 2 yếu tố chính có thể đẩy CPI tăng. Thứ nhất là giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới sẽ tăng trở lại khi dịch Covid-19 trên thế giới dần được khống chế và các hoạt động sản xuất, thương mại, giao lưu quốc tế được khôi phục. Thứ hai, tại Việt Nam, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn còn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là Dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng và bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung – cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Khó khăn thách thức đối với việc kiểm soát giá tiêu dùng là không nhỏ. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có những yếu tố tích cực nào sẽ tác động tới công tác này không, thưa ông?
- Bên cạnh những yếu tố tiêu cực cũng sẽ có những yếu tố chính trong 6 tháng cuối năm 2020 kiềm chế tốc độ tăng CPI. Đó là tình hình dịch bệnh Covid-19, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục được ngay và làm cho giá cả nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường thế giới khó tăng như kỳ vọng.
Bên cạnh đó, cung - cầu thịt lợn ở Việt Nam những tháng cuối năm 2020 sẽ bớt căng thẳng, giá thịt lợn sẽ dần hạ nhiệt, không cao như cuối năm 2019 do các doanh nghiệp đang tích cực tái đàn và nhiều nơi đạt kết quả tốt.
Đáng chú ý, một yếu tố tích cực khác đó là cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra.
Đơn cử như tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng nội dung sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, lưu ý sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá để tránh biến động lớn về giá xăng dầu, đồng thời bảo đảm cân đối nguồn cung trong nước và nhập khẩu xăng dầu để dự trữ phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Kiểm soát chặt chẽ gian lận tại các đơn vị bán lẻ và buôn lậu xăng dầu. Thủ tướng cũng chỉ đạo không tăng giá điện, giảm giá nước sạch. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo làm tốt khâu lưu thông, phân phối, bán buôn, bán lẻ để góp phần bình ổn giá thịt lợn. Về giá dịch vụ giáo dục, y tế, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tài chính nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giá các dịch vụ này phù hợp, vừa góp phần kiểm soát lạm phát, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho hộ nghèo. Chính công tác chỉ đạo điều hành kịp thời, nhất quán là yếu tố cần thiết và hiệu quả giúp ổn định CPI.
Đến nay, CPI tháng 6 đã tăng 0,66% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các năm từ 2016 đến nay. Lạm phát đang có nhiều áp lực. Nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp điều hành giá và thị trường thì việc kiểm soát lạm phát ở mức tăng 4% như mục tiêu đặt ra là hoàn toàn khả thi.
Xin cảm ơn ông!
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Sức ép tăng giá, lạm phát vẫn còn lớn, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng, nhiều nước đã giảm giá đồng tiền. Trong bối cảnh ấy, phải kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Chúng ta sẽ rất linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, nhất là thời điểm, mức độ can thiệp, các công cụ chính sách để không ảnh hưởng đến mục tiêu phục hồi và phát triển nền kinh tế. Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ; chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng. Đối với các kịch bản điều hành giá, Bộ Tài chính phối hợp chủ trì với các bộ, ngành tiếp tục rà soát, cập nhật kịch bản phù hợp với mục tiêu đề ra để chúng ta đạt được con số lạm phát dưới 4%. Trong trường hợp thật cần thiết, có thể điều hành ở 4% để góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Bộ Công thương, các cơ quan chức năng, tất cả các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả, kiểm soát yếu tố hình thành giá, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng đầu cơ, nâng giá, gây biến động giá, độc quyền giá trái quy định, trong đó kiểm soát tốt đầu vào, chống đầu cơ nâng giá. (phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá tháng 7/2020) |
Tin liên quan
Hai kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm 2022
14:12 | 21/10/2022 Tài chính
Giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5%, CPI tăng 0,36%
06:31 | 02/11/2021 Kinh tế
Việc tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát năm 2021 là khả thi
10:54 | 07/01/2021 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform