Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đã tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập Bổ sung các chuẩn mực, nâng chất cho kiểm toán độc lập Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập |
Cần tăng mức phạt vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Ảnh: ST |
Lo "lỗ hổng" từ kiểm toán độc lập trong các "đại án"
Tại phiên thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (1 luật sửa 7 luật) theo chương trình Kỳ họp thứ 8 vào ngày 7/11/2024, ý kiến một số đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng thuận với quy định tăng mức phạt vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
Theo đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn Nghệ An), đề xuất tăng cường các đối tượng cần kiểm toán bằng việc bổ sung quy định “doanh nghiệp, tổ chức khác có quy mô lớn phải kiểm toán, báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức khác theo quy định của luật có liên quan" là phù hợp. Bởi Luật hiện hành không quy định điều này dẫn tới một số doanh nghiệp, tổ chức có quy mô lớn hay các công ty bất động sản không niêm yết, không đại chúng không kiểm toán đã gây ảnh hưởng nặng nề tới xã hội trong thời gian qua.
Về sửa đổi, bổ sung quy định xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập, đại biểu An Chung cho rằng, các quy định đã bao quát được việc xử lý đối với các vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập và phù hợp với nguyên tắc xử lý vi phạm. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự.
Tuy nhiên, đại biểu đặt câu hỏi về sự phù hợp khi nâng mức phạt trong lĩnh vực kiểm toán lên gần với mức phạt trong lĩnh vực chứng khoán bởi mức độ và hậu quả vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức và tới hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu giao dịch trong khi đó vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán ảnh hưởng gián tiếp, có độ trễ và phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn nhiều.
“Thời gian qua, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, trong đó có tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên với các báo cáo kiểm toán thiếu trung thực. Tôi đồng tình cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt nhưng cần cân nhắc để đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và đảm bảo tương quan chung với các lĩnh vực khác”, đại biểu Thái Thị An Chung nêu rõ.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai), vừa qua, hàng loạt vụ án gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có nguyên nhân xuất phát từ “lỗ hổng” trong hoạt động kiểm toán độc lập. Bộ luật Hình sự cũng đang thiếu tội danh liên quan đến xử lý trực tiếp đối với các vi phạm trong các hoạt động kiểm toán độc lập.
Vì thế, đại biểu cho rằng, bên cạnh luật sửa đổi những nội dung liên quan của Luật Chứng khoán và Luật Kiểm toán độc lập thì nên rà soát, sửa đổi các hành vi về các điều cấm để làm cơ sở nghiên cứu, bổ sung các tội danh liên quan đến lĩnh vực kiểm toán độc lập.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) đồng tình với việc nâng mức phạt xử lý vi phạm hành chính đối với kiểm toán độc lập từ 50 triệu đồng lên tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân. Nhưng theo đại biểu, mức phạt của tổ chức còn hơi thấp so với mức phạt cá nhân nên cần nâng cao hơn và tới mức 3 tỷ đồng như dự kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo. Mức phạt như vậy sẽ nâng tính nghiêm minh trong việc thực hiện trách nhiệm kiểm toán độc lập của công ty kiểm toán độc lập, bảo đảm sức răn đe và tương xứng với sự phát triển, quy mô tổ chức kiểm toán độc lập hiện nay bởi một số công ty kiểm toán lớn có doanh thu lên tới trên 500 tỷ đồng, có đơn vị có thể lên tới 1.000 tỷ đồng.
Phù hợp với thông lệ quốc tế
Giải trình về vấn đề này trước Quốc hội tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, nhiều vi phạm lớn nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự nên cần phải để mức phạt hành chính ở mức cao để có tính chất răn đe. Không chỉ lĩnh vực kiểm toán, với các hành vi thao túng thị trường chứng khoán, gian lận trong thị trường chứng khoán, gian lận trong phát hành trái phiếu, nếu chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự thì phải phạt nặng.
Trước đó, tại báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tổ của các đại biểu Quốc hội về dự án “1 luật sửa 7 luật”, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 cơ sở để đề xuất tăng mức xử phạt tối đa như dự thảo Luật.
Thứ nhất là trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị từ cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải nâng mức xử phạt cao hơn nữa để đảm bảo tính răn đe.
Thứ hai là quy định về mức xử phạt tối đa đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập là 100 triệu đồng đã được quy định từ khá lâu (từ năm 2008) nên đã không còn phù hợp với thực tiễn và cũng cần phải được xem xét, sửa đổi cho phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao và mức lương cơ bản đã thay đổi và tăng cao hơn nhiều. Theo Bộ Tài chính, năm 2008 mức lương cơ sở là 540.000 đồng so với hiện nay đã là 2,34 triệu đồng.
Thứ ba là nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế. Bộ Tài chính nêu ví dụ, Công ty Kiểm toán PWC tại Trung Quốc đã bị Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) phạt mức kỷ lục hơn 440 nhân dân tệ (khoảng 62 triệu USD) do sai phạm liên quan đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi biết báo cáo tài chính của Tập đoàn Bất động sản Evergrande có sai sót, đồng thời báo cáo kiểm toán có sai lệch và vi phạm nhiều chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn chứng khoán theo quy định. Ngoài ra, PWC còn bị đình chỉ hoạt động 6 tháng.
Thông tin thêm, Bộ Tài chính cho biết đã thực hiện rà soát quy định về mức phạt tiền đối với các tổ chức, cá nhân và thời hiệu xử lý.
Bên cạnh đó, Bộ đã đánh giá tác động về việc quy định nâng mức xử phạt và thời hiệu xử phạt để đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện, đảm bảo tính răn đe đối với các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên.
Tin liên quan
Hải quan Lào Cai xử phạt vi phạm hành chính hơn 5 tỷ đồng
15:44 | 29/10/2024 An ninh XNK
Thu nộp ngân sách hơn 317 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
14:36 | 17/10/2024 Hải quan
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 90 phát hành ngày 8/11/2024
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK