Ngân hàng và những thách thức phải đối mặt
SHB dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng doanh nghiệp | |
Lãi suất vay vốn đã phù hợp? | |
Tăng sự chủ động cho chính sách tiền tệ | |
Giá USD vẫn tăng mạnh: Đã cần lo lắng? |
Xử lý nợ xấu vẫn là một trong những thách thức lớn của các ngân hàng. Ảnh minh họa. |
Những “biến số” khó đoán
Theo nhiều chuyên gia, trong các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm: Tỷ giá, lãi suất và lạm phát thì tỷ giá được xem là biến số khó quản lý và điều hành nhất. Vì thế, thị trường trong nước những ngày gần đây, tỷ giá giữa VND và USD bắt đầu có xu hướng tăng lên, thậm chí liên tục thiết lập những kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, phá vỡ sự ổn định trước đó. Các tác động tăng giá đa phần đến từ thị trường bên ngoài, nên các chuyên gia khẳng định, áp lực lên tỷ giá vẫn lớn, thậm chí còn có xu hướng tăng khi cuộc chiến tiền tệ chưa tới hồi kết. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, từ đầu năm 2019 đến nay, hàng loạt thách thức được đặt ra như kinh tế thế giới giảm tốc, căng thẳng thương mại Mỹ Trung... làm cho dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nền kinh tế vĩ mô không ổn định.
Ngoài ra, áp lực tăng tỷ giá có thể còn khiến NHNN “đau đầu” với bài toán “chung tay” giữ ổn định lạm phát theo đúng mục tiêu đã đề ra. Bởi gần đây, một loạt các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu người dân như xăng dầu, điện, y tế, giáo dục… “kéo nhau” tăng giá. Điều này cần đến sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo ông Nguyễn Tú Anh, dư địa chính sách tài khoá giảm đi do trần nợ công, vai trò chính sách tiền tệ ngày càng lớn; điều này đặt ra sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với Bộ Tài chính, đặc biệt là Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, dù trong bối cảnh khá khó khăn như trên, các chuyên gia vẫn đặt nhiều niềm tin nhờ vào những yếu tố tích cực của nền kinh tế vĩ mô bởi dòng vốn vẫn chảy vào thị trường Việt Nam, cũng như sự điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ của NHNN. Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành đã nhận định: “NHNN đang thông minh lên”. Sự “thông minh” này, theo ông Thành, nằm ở việc NHNN đã tăng sự chủ động; ổn định kỳ vọng và kết hợp với sự khéo léo trong sử dụng các công cụ tiền tệ trơn tru, linh hoạt. Hơn nữa, thanh khoản ngân hàng không căng thẳng vì chính sách tài khóa đã phối hợp nhịp nhàng củng cố chính sách tiền tệ.
Chia sẻ tại một hội thảo về tương lai ngành ngân hàng được tổ chức gần đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay, thị trường Việt Nam có đặc thù là tỷ giá bị tác động bởi tâm lý kỳ vọng; tuy nhiên, trong khi hầu hết đồng tiền của các thị trường mới nổi đều mất giá mạnh so với USD, có khi lên tới hàng chục %, một số nước bị giảm dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định tỷ giá, thì tỷ giá trong nước năm 2018 diễn biến khá ổn định. Tỷ giá thị trường tăng khoảng 2,2-2,3%, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu.
Nhờ đó, NHNN cho biết từ đầu năm đến nay đã mua vào dự trữ ngoại hối lên tới 8,35 tỷ USD, nâng mức dự trữ lên khoảng 68-69 tỷ USD, nên có thể sẵn sàng bán ngoại tệ ra để can thiệp ổn định thị trường khi cần thiết. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ giá những tháng còn lại của năm 2019 sẽ có biến động, nhưng dao động trong biên độ hẹp giữ ở mức dưới 2%. Điều này đã và đang giúp tạo ra chênh lệch kỳ vọng về lợi ích khi nắm giữ tiền đồng và USD ngày càng lớn; bởi hiện nay, lãi suất huy động tiền đồng có khi lên tới 8%, trong khi lãi suất huy động USD là 0%, nên biến động tỷ giá chỉ ở mức trên dưới 2% như hiện nay sẽ không có lợi. Từ đó, giúp giá trị tiền đồng được nâng cao, tránh được tình trạng “đô la hóa”.
Lưu ý “sức khỏe” các ngân hàng
Nếu như những tác động bên ngoài đã có được sự chủ động ứng phó, thậm chí là kinh nghiệm ứng phó từ cơ quan quản lý; thì những yếu tố bên trong như: Nợ xấu, năng lực tài chính, quản trị hệ thống… vẫn cần nhiều sự chuyển biến hơn nữa. Điều đáng mừng là kết quả đã khá tích cực, mang lại “bức tranh” tươi sáng hơn cho toàn hệ thống. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 2/2019, tổng tài sản các tổ chức tín dụng đạt 10,99 triệu tỷ đồng, gần tương đương so với năm 2018, tăng 9,9% so với năm 2017. Năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các ngân hàng đều từng bước được nâng cao, tiệm cận thông lệ quốc tế; sở hữu chéo được hạn chế. Điều này đã được phản ánh bằng cổ phiếu của ngành ngân hàng trong thời gian qua. Nhóm cổ phiếu “vua” này đã liên tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường, được khối ngoại quan tâm.
Tuy vậy, đối với vấn đề nợ xấu, “cục máu đông” này tuy đã có dấu hiệu tan rã nhưng thực tế vẫn chưa như kỳ vọng. Tính đến cuối tháng 2/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 2,09%, giảm so với mức 2,46% của cuối năm 2016, nhưng lại tăng so với mức 1,99% của cuối năm 2017 và 1,91% của cuối năm 2018. Trong khi đó, tại không ít ngân hàng thương mại, dù đa phần các ngân hàng có xu hướng giảm, thậm chí xuống dưới 1%. Nhưng vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao như Sacombank (2,11%), NCB (2,12%), SHB (2,4%)… Đến cuối năm 2018, bên cạnh nhiều ngân hàng đã giảm, thậm chí xóa sạch nợ tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) thì vẫn còn không ít ngân hàng tăng thêm nợ xấu, như SCB tăng 10,6%, VietinBank tăng tới 81,6%...
Vì thế, ông Bùi Văn Hải, Phó Vụ trưởng, Vụ Giám sát Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN kiến nghị cần có những giải pháp cũng như sự phối hợp giữa các bộ, ngành để đẩy mạnh hơn nữa công tác xử lý nợ xấu. Tiêu biểu như Bộ Tài chính sớm triển khai giải pháp về xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước Trung ương, địa phương và nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sớm có văn bản hướng dẫn đối với trường hợp nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai…
Vấn đề trên cho thấy “sức khỏe” của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều điểm đáng chú ý. Trong khi đó, mục tiêu ngắn hạn đến 2020 của ngành này là các ngân hàng phải có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II; có ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, để đạt được các mục tiêu nêu trên, ngành ngân hàng Việt Nam phải không ngừng nỗ lực tận dụng các cơ hội và vượt qua mọi thách thức từ bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước. Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN cho rằng, các ngân hàng cần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, để có sự phát triển vượt bậc hơn, theo bà Nguyễn Thị Hòa, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần đổi mới hoạt động theo xu thế mới; chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ…
Những thành công trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần quan trọng nâng hạng tín nhiệm quốc gia qua đánh giá của các tổ chức quốc tế. Tháng 8/2018, Moody’s đánh giá triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam được nâng từ "ổn định" lên "tích cực" phản ánh những cải thiện về chất lượng tài sản (chủ yếu do tiến trình xử lý nợ xấu diễn biến tích cực), thanh khoản ổn định, lợi nhuận của nhiều ngân hàng cải thiện... Đặc biệt, ngày 5/4/2019, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard&Poors (S&P) đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn cho Việt Nam từ mức “BB-” lên mức “BB” với triển vọng “ổn định”, đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cho Việt Nam ở mức “B”. Đây là lần đầu tiên sau 9 năm (kể từ tháng 12/2010) giữ nguyên mức xếp hạng “BB-”, S&P đã quyết định thăng hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. |
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform