Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
Quang cảnh Hội thảo. |
Nhu cầu ở đang chiếm ưu thế hơn tại thị trường phía Nam
Tại Hội thảo "Dòng tiền chảy vào bất động sản (BĐS) phía Nam: Nhận diện cơ hội đầu tư" được tổ chức ngày 31/10, các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS đang hồi phục, dòng tiền nhà đầu tư quay trở lại, nhiều dự án mới ra mắt thị trường.
Tại phía Nam, không chỉ có thị trường TPHCM, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TPHCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
Trong sự so sánh với thị trường BĐS Hà Nội, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, hai thị trường này gần như không có nhiều sự khác biệt nhìn trên hoạt động mua bán giao dịch, thể chế, quy hoạch, nhu cầu.
Tuy nhiên, ở thị trường Hà Nội, ngoài nhu cầu nhà ở thì nhu cầu về đầu tư cũng rất lớn, tính đầu tư của thị trường Hà Nội khá mạnh. Còn tại khu vực TPHCM và vùng phụ cận, nhu cầu ở đang chiếm ưu thế hơn.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, nhu cầu ở thực tại TPHCM đang ngày càng cao trong bối cảnh quỹ đất khu vực trung tâm ngày càng khan hiếm sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển sang các địa phương vùng ven.
Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh phát biểu tại Hội thảo. |
Trao đổi tại hội thảo, TS. Đinh Trọng Thịnh, thời điểm hiện nay, đầu tư BĐS ở khu vực nào cũng cần xem xét rất nhiều yếu tố. Ở phía Bắc, nhà đầu tư cần xem xét nghiên cứu yếu tố cung cầu khi thị trường có mức tăng giá tương đối cao từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, khu vực phía Nam như TPHCM và các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai… lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
“Các địa phương khu vực phía Nam với quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới sẽ quyết định và tác động lớn tới sự phát triển BĐS nhà ở, BĐS công nghiệp tại phía Nam. Với các yếu tố trên, cơ hội đầu tư BĐS phía Nam như Bình Dương hay các tỉnh lân cận TPHCM là rất lớn”, TS. Đinh Trọng Thịnh nói.
Cần có chiến lược phát triển phân khúc nhà tầm trung
Tại hội thảo, bà Phạm Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ BĐS Sao Việt cho biết, sự quan tâm của khách hàng đến thị trường vùng ven TPHCM như Bình Dương ngày một gia tăng.
Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trên địa bàn đã thu hút lượng lớn người về làm việc và sinh sống và họ mong muốn được sở hữu căn hộ nhà ở tại đây.
Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Chí Nghĩa, Phó Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc đang có khoảng 1,2 triệu lao động tại Bình Dương chưa có nhà ở tại đây, chứng tỏ nhu cầu nhà ở tại Bình Dương là rất lớn. Đây chính là một trong những cơ hội, lợi thế cho thị trường.
Ông Lê Như Thạch, Chủ tịch Tập đoàn Bcons phát biểu tại Hội thảo. |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường khan hiếm phân khúc vừa túi tiền, các DN cần có chiến lược phù hợp nhằm tiếp cận phân khúc này.
Tại Hội thảo, chia sẻ dưới góc độ nhà phát triển dự án, ông Lê Như Thạch, Chủ tịch Tập đoàn Bcons cho biết, tại các đô thị lớn của Đông Nam Bộ như TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, nhu cầu nhà ở cho các nhóm thu nhập trung bình và thấp ngày càng trở nên bức thiết.
Trong bối cảnh đó, DN này lựa chọn phát triển loại hình sản phẩm có mức giá vừa tầm, đảm bảo pháp lý tại khu vực dễ dàng kết nối với TPHCM.
Một điều được đại diện DN này nhấn mạnh tại hội thảo đó là DN luôn đề cao tính pháp lý của dự án, chưa có dự án nào bàn giao trễ hẹn và sau khi nhận bàn giao 6-8 tháng, cư dân sẽ được trao sổ hồng.
Nói thêm về giá của căn hộ vừa túi tiền, ông Lê Như Thạch cho biết, các dự án của DN tại Bình Dương, Đồng Nai… thường có diện tích 40 - 45m2 có giá khoảng 1 tỷ đồng và 60m2 vào khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng. Mức giá này là không quá cao, phù hợp với khả năng tài chính của người dân.
Lí giải cho việc có được giá thành hợp lý, ông Lê Như Thạch cho biết DN này áp dụng chiến lược "5 trong 1" từ thiết kế, thi công, triển khai dự án, bán sản phẩm, vận hành toà nhà giúp tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, giúp sản phẩm của đơn vị này có giá thành tiết kiệm và thấp hơn giá thành của một số đơn vị khác.
Tin liên quan
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
13:49 | 31/10/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Lực cản nào hạn chế thị phần hàng Việt tại Anh?
22:32 | 30/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Lan tỏa xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh
19:49 | 30/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK