Nhiều giải pháp phục hồi ngành chế biến thực phẩm
TPHCM giải quyết kịp thời vướng mắc, yêu cầu của doanh nghiệp FDI Nhật Bản | |
Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp TPHCM |
Các đại biểu tham quan khu giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại Showroom xuất khẩu của TPHCM. Ảnh: T.K |
Đánh giá về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành thực phẩm trên địa bàn TPHCM, ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM cho biết, trong những năm gần đây ngành chế biến lương thực, thực phẩm của thành phố đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Nhiều sản phẩm đã được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Doanh nghiệp chủ động trong các khâu nghiên cứu sản phẩm mới, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu, sản phẩm có uy tín, cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, kể từ khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn TP.HCM, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành lương thực, thực phẩm đã bị tác động nặng nề theo chiều hướng tiêu cực. Trong đó, nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao (từ 20-50%), chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm lâm vào tình trạng khan hiếm đầu vào; nhiều đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp không giao kịp tiến độ...
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM cho biết, trước năm 2020, thị trường ngành lương thực, thực phẩm Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 7% trong 5 năm qua (2016-2020). Năm 2021, dưới tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, chỉ số sản xuất của ngành đã giảm 7,8% so với cùng kỳ 2020.
Sau khi TPHCM và cả nước nới lỏng các hoạt động phòng, chống dịch từ đầu tháng 10/2021, hoạt động sản xuất từng bước được phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến thực phẩm tháng 11 đã tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2020 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ông Hiến cho biết thêm, thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đã và đang nỗ lực chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất hàng Tết. Mặc dù, thực tế tình hình khó khăn chung vì dịch bệnh, giá cả nguyên liệu đầu vào của sản xuất tăng cao, chi tiêu của người tiêu dùng có xu hướng giảm nhưng doanh nghiệp đã sớm dự báo tình hình và chủ động trong việc sản xuất, điều phối nguồn nguyên liệu nhằm đảm bảo đủ hàng cho người dân giai đoạn mua sắm cuối năm, kể cả nếu thị trường có những biến động đột biến thì các doanh nghiệp vẫn đáp ứng được kịp thời.
Chỉ ra những xu hướng của ngành lương thực, thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền cho rằng, người tiêu dùng ưa chuộng và gia tăng tiêu dùng các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành mạnh, đóng gói bao bì hiện đại, tiện dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh dooanh; đặt hàng và kiểm soát chất lượng từ xa dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ số để kết nối và tăng tương tác với khách hàng cả trong quá trình sản xuất và giao thương.
Điểm đáng chú ý, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự dịch chuyển từ việc mua hàng trực tiếp sang trực tuyến, các kênh bán hàng trực tuyến đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh có mức tăng trưởng lên tới 91% trong năm 2021. Không những vậy, dịch Covid-19 cũng đã tác động sâu rộng lên chuỗi cung ứng, khiến các mô hình chuỗi cung ứng truyền thống hiện hữu gặp phải rủi ro, do đó phát sinh nhu cầu phải tính toán thiết kế lại chuỗi cung ứng. Từ đó, xu hướng về chuỗi cung ứng đa dạng, linh hoạt đang được mở ra để thích nghi với điều kiện mới. Và trong bối cảnh đó, việc tổ chức sản xuất cũng cần được đổi mới để vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa phát triển kinh tế.
Từ những phân tích xu hướng nêu trên, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền đưa ra một số lời khuyên cho các doanh nghiệp để thích nghi với xu thế mới. Theo đó, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc nghiên cứu sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện lợi với phương thức bán hàng mới, thuận tiện trong vận chuyển, tối ưu hóa giá trị sử dụng. Đồng thời, chủ động và thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh như tăng tương tác B2B (Doanh nghiệp và doanh nghiệp), B2C (Doanh nghiệp và Khách hàng) và kiểm soát chất lượng từ xa…
Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thông minh, dễ hiểu, dễ tiếp cận để có thể dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh, tránh bị động.
Dự báo về bức tranh kinh tế của ngành lương thực, thực phẩm và giải pháp, cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty Đào tạo lãnh đạo và Dịch vụ phát triển bền vững, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Bền vững TPHCM cho biết, những cơ hội giúp doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất trong bối cảnh mới hiện nay là đến từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), những hỗ trợ từ Chính phủ và sự nỗ lực từ nội tại doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng cũng đã gợi mở 6 nhóm giải pháp để giúp cho ngành lương thực, thực phẩm phát triển vững chắc trong tương lai, bao gồm: Thể chế hóa bộ khung pháp lý doanh nghiệp trong điều kiện mới; đầu tư phát triển hạ tầng hiện đại, bền vững; đầu tư và phát triển công nghệ thông minh tối ưu; đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; xây dựng doanh nghiệp lương thực, thực phẩm theo tiêu chuẩn mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế thông minh, trách nhiệm, hiệu quả và linh hoạt và thiết lập chuỗi, khu vực sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm bền vững.
Tin liên quan
7,4 tỷ USD kiều hối đổ về TPHCM trong 9 tháng
20:11 | 16/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
19:14 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chặn “cò thổi giá”, nâng chất cho thẩm định giá đất
06:37 | 20/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
Đánh thuế đối với người sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ
11:11 | 19/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu kỳ vọng đạt mốc 800 tỷ USD
08:04 | 19/10/2024 Kinh tế
Một mặt hàng xuất sang Trung Quốc tới hơn 90%
13:37 | 18/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD
11:06 | 18/10/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam nên "mạnh tay” hơn trong cải cách cơ cấu kinh tế
19:47 | 17/10/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Để ngỏ khả năng giảm lãi suất điều hành phù hợp
17:57 | 17/10/2024 Kinh tế
Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu cá ngừ những tháng cuối năm
15:40 | 17/10/2024 Xuất nhập khẩu
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại
10:44 | 17/10/2024 Kinh tế
Năm thứ 4 liên tiếp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD
09:25 | 17/10/2024 Xuất nhập khẩu
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà giá rẻ
16:46 | 16/10/2024 Kinh tế
Phát triển giá trị bền vững trong ngành thực phẩm
15:55 | 16/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn nhận Giải thưởng Vừ A Dính
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Bầu chức danh Chủ tịch nước và thông qua 15 luật
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tổ chức thực hiện Nghị quyết là khâu then chốt
Phụ nữ Việt Nam: Người “giữ lửa” “kiến tạo” trong xã hội hiện đại
Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics