Nông sản Việt trầy trật vào siêu thị
Cơ quan quản lý nhà nước cần làm tốt hơn nữa vai trò "cán cân" để đảm bảo hài hòa lợi ích trong tiêu thụ hàng hóa tại siêu thị. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Chiết khấu cao, chiếm dụng vốn
Tại Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ V năm 2020 với chủ đề "Vốn và công nghệ trong liên kết 6 nhà" diễn ra mới đây, nông dân Phạm Văn Khang ở thôn 8, xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức, Đăk Nông chia sẻ, người nông dân đang ở vị thế khá yếu thế trong khâu phân phối sản phẩm ra thị trường. "Nông dân tự sản xuất, không thể trực tiếp bán hàng, tuy nhiên khi bán hàng thông qua các kênh phân phối thì phải chiết khấu rất cao. Để thường xuyên bán được sản phẩm của mình, nông dân phải chấp nhận mức chiết khấu lên tới 35%. Còn nếu mức chiết khấu thấp chỉ 15-20% thì một năm chỉ được bán một lần", ông Khang nói.
Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu thị, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhấn mạnh, đưa hàng vào siêu thị đã khó khăn, siêu thị thậm chí còn chiếm dụng một lượng vốn lớn của bà con nông dân sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi, ngoài chiết khấu 35%, có những siêu thị trong thế "áp đảo" của mình còn thực hiện thanh toán chậm 3 tháng với bà con nông dân.
Lấy dẫn chứng cụ thể trong câu chuyện mặt hàng cá sạch của Hợp tác xã Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) đầu tư công nghệ cao, sản phẩm chất lượng mà vẫn khó vào siêu thị, ông Vũ Vinh Phú phân tích: "Theo như các phương tiện truyền thông phản ánh thì nhà phân phối đã đi xem, đánh giá chất lượng cá tốt, song khi mua siêu thị lại mua bằng với giá cá không sạch, chiết khấu 30% và 3 tháng sau mới thanh toán. Hiện nay, 80% hàng vào siêu thị là phải ký gửi. Với các cách thức làm việc chiết khấu và thanh toán chậm như trên, rõ ràng siêu thị đang chiếm dụng vốn rất "hợp lý", ông Phú nói.
Ngoài câu chuyện chiến khấu, chiếm dụng vốn, nhiêu khê trong phân phối hàng hóa qua các siêu thị được vị chuyên gia này chỉ ra còn không ít. Điển hình như, có trường hợp, một lô miến vào siêu thị phải mất tới 20 triệu đồng phí tạo mã và tới tận 3 tháng sau siêu thị vẫn chưa nhập hàng, kèm theo nhiều yêu cầu, thủ tục khác phải đáp ứng. "Tuy nhiên, không phải siêu thị nào cũng như thế. Hiện vẫn còn những siêu thị rất tốt như Hapro, cùng một lô miến như trên chỉ chiết khấu chỉ 17%, bằng 1 nửa của siêu thị khác và 7 ngày sau là nhập hàng. Hay như Vinmart chiết khấu 0% trong vòng 1 năm cho những nhà thực phẩm tươi sống", ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Cần công bằng trong tiếp cận nhà phân phối
Xung quanh câu chuyện đưa nông sản Việt vào siêu thị, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định, hiện nay có sự cạnh tranh không công bằng trong việc phân phối sản phẩm nông sản. Cùng một siêu thị nhưng lại có hiện tượng với DN A thì tiêu chuẩn khác và DN B lại áp dụng một tiêu chuẩn khác. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. "Cần có sự công bằng trong tiếp cận nhà phân phối. Mỗi siêu thị có quyền đặt ra các tiêu chuẩn riêng nhưng Bộ Công Thương cần có vai trò trọng tài để đảm bảo công bằng trong tiêu thụ hàng hoá", chuyên gia Nguyễn Đình Cung nói.
Ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, cần phải xem lại vấn đề này để vừa bảo vệ người sản xuất, vừa đảm bảo cho đơn vị phân phối có lợi nhuận. Lấy dẫn chứng câu chuyện của Thái Lan, vị này phân tích: "Thái Lan là quốc gia có Luật Mía đường khá chặt chẽ. Theo luật này, khi bán 1 kg đường ra thị trường thì được luật hóa 60% lợi nhuận thuộc về người nông dân, còn 40% là các nhà buôn bán chia nhau. Chính sách này rất rõ ràng minh bạch. Chúng ta chưa đến nỗi phải luật hóa nhưng chúng ta phải có những quy định nào đó để cho người sản xuất của cải vật chất đỡ thiệt thòi".
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bày tỏ quan điểm dù chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của các DN và trực tiếp là những nhà nông dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm phải đối mặt, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng hiện nay Việt Nam đang hướng tới kinh tế thị trường. Do đó, chính các đơn vị phải chú trọng hơn đến việc tiêu thụ, đầu ra sản phẩm của mình.
Về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 31/12/2019, trên cả nước đã có 1.085 siêu thị. Ngoài ra, cả nước có 240 trung tâm thương mại (trong đó gồm 100 cơ sở bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài) và khoảng 8.500 chợ trên địa bàn toàn quốc. Những khu chợ kể trên có quy mô lớn, không phải là "chợ cóc". Hệ thống này đã góp phần trong việc hỗ trợ cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm của mình.
Theo đánh giá báo cáo của Viện nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành tháng 7/2020 vừa qua, có đến 75-76% hàng hóa được tiêu thụ trong hệ thống siêu thị hiện nay chính là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Thậm chí có nhiều siêu thị như Big C, lượng hàng Việt Nam đang được tiêu thụ lên tới khoảng 95- 96%.
"Tôi nghĩ rằng đó cũng là một trong những cố gắng, nỗ lực để hỗ trợ cho bà con nông dân, cho người sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Tin liên quan
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform