Ổn định tài chính là vấn đề cốt lõi đối với Eurozone
Liên quan đến việc củng cố Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CEPS, chuyên gia Daniel Gros cho rằng đề xuất này của ông Juncker thiếu cơ sở và sự gắn kết.
Chủ tịch Juncker đã vạch ra một loạt quan điểm về việc củng cố Eurozone, trong đó trước hết cần đưa đồng euro trở thành đồng tiền chung của cả Liên minh châu Âu (EU) chứ không phải chỉ là đồng tiền của một số nước thành viên. Tuy nhiên, thực tế phần lớn các nước ngoài Eurozone ngày càng xa rời khu vực này. Hơn nữa, việc tạo áp lực hoặc đưa ra các ưu đãi nhằm khuyến khích các nước này gia nhập Eurozone sẽ không phát huy tác dụng. Sẽ không quốc gia nào từ bỏ đồng nội tệ theo yêu cầu của EC hoặc để đổi lấy một số gói trợ cấp từ ngân quỹ của EU. Các nước chỉ quyết định gia nhập Eurozone chỉ khi nào họ thấy lợi ích từ việc này.
Theo chuyên gia Gros, vấn đề cốt lõi để đưa đồng euro trở thành đồng tiền chung của toàn châu Âu là cần làm cho Eurozone hoạt động tốt hơn và củng cố Liên minh ngân hàng. Tuy nhiên, liên quan đến những vấn đề này, các đề xuất của ông Juncker đang đi nhầm hướng. Lộ trình xây dựng một EU “đoàn kết, mạnh mẽ và dân chủ hơn” của ông Juncker xác định 3 vấn đề cải cách cơ bản Liên minh Kinh tế và Tài chính (EMU) trong EU: Chuyển đổi Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) thành Quỹ tiền tệ của EU; xây dựng ngân sách riêng cho Eurozone trong khuôn khổ ngân sách của EU; lập thêm vị trí Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của Eurozone.
ESM đã và đang hoạt động và thực hiện hầu hết các chức năng của Quỹ Tiền tệ châu Âu. Điều EC cần làm là xác định các yếu tố cần thiết trên thực tế để quá trình “chuyển đổi” này xảy ra. Việc đưa ra một số thay đổi nhỏ hay đặt tên mới cho một cơ chế đã và đang tồn tại sẽ không có nhiều ý nghĩa. Tương tự, việc Ủy viên EU phụ trách vấn đề Kinh tế và Tài chính bỗng dưng trở thành “Bộ trưởng” cũng không có nhiều tác dụng trừ khi nhân vật này được trao thêm quyền mới trong việc hoạch định và triển khai chính sách. Đề xuất này là không cần thiết và ít khả năng được các nước thành viên EU chấp nhận. Hiện EU không thiếu cơ chế để kết nối, đồng bộ hóa chính sách kinh tế của các nước thành viên song vấn đề là tác dụng của các cơ chế này vẫn còn hạn chế.
Theo chuyên gia Gros, cuộc khủng hoảng nổ ra trong Eurozone giai đoạn trước cho thấy điểm yếu lớn nhất của khu vực này là việc đảm bảo ổn định về tài chính chứ không phải là việc thiếu ngân sách riêng hay không có Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế. Việc đưa ra các bước đi cụ thể nhằm củng cố sự ổn định của nền tài chính trong Eurozone mới thực sự là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa hơn đối với khu vực này.
Tin liên quan
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
Triển khai cao điểm cao điểm chống hàng giả dịp cuối năm
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK