Sửa Thông tư 01: Phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Việc yêu cầu các TCTD trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro không gây thiệt hại gì về tài chính cho TCTD. |
Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, an ninh tài chính
Sau khi ban hành được 2 tháng, tháng 5/2020, Ngân hàng Nhà nước tiến hành sửa đổi Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Tuy nhiên, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc chậm ban hành Thông tư 01 xuất phát từ vướng mắc liên quan đến ý kiến đóng góp của Bộ Tài chính về việc cần phải đánh giá thực trạng, thực chất khoản nợ, cụ thể là phân loại đúng tính chất nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để hạn chế những rủi ro, ảnh hưởng đến hệ thống sau này.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2021, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, một trong những khó khăn, thách thức trong năm 2020 của ngành Ngân hàng là dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, dẫn tới việc các TCTD phải tạo điều kiện để cơ cấu, giãn, hoãn nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng. Điều này trong ngắn hạn có thể giảm bớt áp lực với doanh nghiệp nhưng về trung - dài hạn có thể tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, tạo áp lực lên việc duy trì năng lực tài chính và ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng. |
Về phản ánh này, Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, ý kiến của Bộ Tài chính xuất phát từ mong muốn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và đảm bảo an ninh tài chính. Ý kiến này đã được đề cập ngay từ công văn số 2740/BTC-TCNH ngày 12/3/2020 khi tham gia ý kiến xây dựng Thông tư 01.
Sở dĩ Bộ Tài chính có ý kiến nêu trên là xuất phát từ nhiều lý do. Trước hết, theo báo cáo của NHNN, số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại, giữ nguyên nhóm nợ là rất lớn. Việc giữ nguyên nhóm nợ đối với nhiều khoản nợ mà đáng lẽ phải chuyển nhóm sang nợ xấu sẽ làm sai lệch chất lượng tài sản, kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Nếu xảy ra rủi ro, không thu hồi được nợ thì TCTD sẽ không có nguồn để bù đắp, ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động của ngân hàng và ảnh hưởng đến an ninh tài chính. Vì vậy, việc TCTD phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ là cần thiết để có nguồn tài chính dự trữ.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu các TCTD trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro không gây thiệt hại gì về tài chính cho TCTD vì khoản tiền này vẫn để tại TCTD và nằm trong vốn khả dụng để TCTD có thể sử dụng, đồng thời, đây cũng là giải pháp hỗ trợ TCTD vì TCTD chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên số tiền trích lập dự phòng này. Trường hợp thu hồi được khoản nợ được cơ cấu lại thì khoản dự phòng đã trích sẽ được hoàn nhập. Đồng thời, với vấn đề về thu ngân sách nhà nước, trong ngắn hạn, việc trích lập đủ dự phòng rủi ro sẽ làm giảm thu nhập của các TCTD, từ đó giảm số thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề nghị NHNN phải yêu cầu các TCTD trích lập đủ dự phòng rủi ro vì về lâu dài, nếu xảy ra hệ lụy nợ xấu tăng cao, các ngân hàng mà không tăng trích lập dự phòng thì sẽ không có đủ nguồn để xử lý nợ xấu, làm ảnh hưởng nặng nề hơn tới nền kinh tế và ngân sách nhà nước.
Phải theo dõi, phân loại nhóm nợ
Thông tin từ NHNN, đến nay, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho khoảng 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng và đã miễn, giảm các loại phí thanh toán cho khách hàng đến hết năm 2020 khoảng hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Theo Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính, việc ban hành chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có liên quan đến việc trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật các TCTD năm 2010 thì việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do NHNN được quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. Như vậy, Bộ Tài chính tham gia với NHNN trên góc độ phối hợp xây dựng chính sách tín dụng, chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng và phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ để thực hiện mục tiêu điều hành giảm lãi suất.
“Trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung Thông tư 01, Vụ TCNH đã báo cáo, tham mưu cho Bộ ký một số công văn phối hợp tham gia ý kiến với NHNN. Quan điểm xuyên suốt của Bộ Tài chính tại các công văn này là thống nhất với NHNN quy định các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, về phía TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, phù hợp với mức độ rủi ro thực tế để đảm bảo có đủ nguồn để xử lý khi xảy ra rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và an ninh tài chính”, bà Trịnh Phong Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính thông tin.
Đại diện Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng cho biết, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, tại công văn gần đây nhất, NHNN đã tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ Tài chính để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng quy định các TCTD phải theo dõi, phân loại nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và sử dụng kết quả phân loại này để xác định và trích lập dự phòng rủi ro bổ sung trong vòng 3 năm. Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính đã rà soát và báo cáo Bộ có công văn số 16076/BTC-TCNH ngày 30/12/2020 tham gia ý kiến với NHNN theo hướng, nếu trường hợp yêu cầu các TCTD trích lập dự phòng đầy đủ ngay dẫn đến gia tăng gánh nặng tài chính cho các TCTD, ảnh hưởng đến việc hỗ trợ khách hàng và hiệu quả chính sách thì có thể xem xét, giãn thời gian trích lập dự phòng bổ sung cho các TCTD.
Tin liên quan
Trích lập dự phòng rủi ro để xóa nợ, ngân hàng vẫn đẩy mạnh thu hồi nợ
16:23 | 05/08/2021 Kinh tế
Ngân hàng tăng mạnh “bộ đệm” cho xử lý nợ xấu
16:01 | 28/07/2021 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tác động của Thông tư 03 lên các ngân hàng không giống nhau
14:48 | 10/04/2021 Kinh tế
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform