Tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp lấy lại đà phát triển
Nền tảng quản trị tốt giúp doanh nghiệp tạo năng lực cạnh tranh, ứng phó với bất ổn | |
Chuỗi nhà thuốc - động lực tăng trưởng mới của nhiều doanh nghiệp bán lẻ |
GS. Hoàng Văn Cường |
Theo ông, hoạt động doanh nghiệp còn chịu những tác động nào vào cuối năm nay và đầu năm sau?
Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua là hết sức ngoạn mục. Điều này cũng dự báo là năm nay Việt Nam sẽ rất có thể một lần nữa trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời tăng trưởng kinh tế của thế giới và thể hiện rõ mình đang đi ngược với vòng xoáy của lạm phát và nguy cơ suy thoái của kinh tế thế giới. Đó không phải là một kết quả ngẫu nhiên, mà là nhờ vào “nghệ thuật” điều hành kinh tế rất linh hoạt trên quan điểm kiên định là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhìn về bối cảnh từ nay đến cuối năm, tôi cho rằng áp lực lạm phát sẽ không còn căng như giai đoạn trước. Bởi lẽ các yếu tố về chi phí đẩy, các yếu tố đầu vào đã tương đối kiểm soát được, công tác điều hành chính sách tiền tệ vừa qua cũng khá "chắc tay". Nếu chúng ta tiếp tục duy trì kiểm soát chặt thì rất có thể sẽ ghìm chỉ số lạm phát thấp cũng chưa phải là tốt trong bối cảnh diễn biến thế giới đang biến động. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất cuối năm nay và sang năm sau của là nguy cơ về suy thoái kinh tế của một số nền kinh tế lớn trên thế giới kéo theo tăng trưởng kinh tế chung chậm lại sẽ tác động xấu đến kinh tế Việt Nam. Suy thoái kinh tế khiến giảm mức tiêu dùng làm thu hẹp thị trường thế giới, Việt Nam là một nước xuất khẩu nên sẽ bị ảnh hưởng suy giảm thị trường tiêu thụ.
Tác động này ảnh hưởng mạnh nhất đến khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vì nhiều sản phẩm liên quan đến xuất khẩu của nhóm này bị ảnh hưởng mạnh hơn. Còn với khu vực doanh nghiệp trong nước, tác động này có lẽ thấp hơn vì phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước là các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và mức độ điều chỉnh không mạnh như sản phẩm điện tử.
Với những khó khăn như trên, việc hỗ trợ doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề gì, thưa ông?
Trước những thách thức như trên, chúng ta cần có những biện pháp hỗ trợ, tăng cường nguồn lực nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp trong nước, để các doanh nghiệp này tiếp tục bắt nhịp đà phục hồi, tạo đà cho phát triển, tạo ra vị thế và giữ vững chỗ đứng trên thị trường. Bởi nếu như nền kinh tế thế giới có đi suy thoái, khủng hoảng thì chúng ta cũng giữ được thị trường sẵn có, ít nhất là giữ vững thị trường trong nước. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hiện nay, tôi cho rằng phải tăng nguồn lực để các doanh nghiệp khôi phục lại các hoạt động đã bị đình trệ sau đại dịch và mở rộng đầu tư, đó chính là cung cấp nguồn vốn của các doanh nghiệp, vì vấn đề tiếp cận vốn hiện nay đang rất khó khăn.
Về nguồn vốn, theo ông, vấn đề này cần những cải thiện như thế nào?
Do áp lực về lạm phát không cao như trước, nên biện pháp kiểm soát giai đoạn từ nay đến cuối năm chỉ nên tập trung vào tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các yếu tố có thể tác động làm tăng giá đầu vào và tăng giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Đồng thời phải nới lỏng các chính sách tiền tệ theo phương châm thận trọng, linh hoạt để tăng nguồn cung cấp vốn tín dụng hướng đúng vào 3 khu vực trọng tâm cần ưu tiên.
Nguồn vốn cho các doanh nghiệp từ trước đến nay, chúng ta dựa chủ yếu vào tín dụng và một phần từ trái phiếu. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6%, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đạt bình quân khoảng 16%. Năm 2021, kinh tế tăng trưởng 2,58%, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển khá sôi động, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng gần 14% nên nguồn vốn hỗ trợ khá tốt cho doanh nghiệp. Nhưng từ quý 2/2022 đến nay, thị trường trái phiếu gần như không còn hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp nữa, các doanh nghiệp lúc này chỉ trông chờ vào nguồn vốn tín dụng, nếu quy định cứng mức tăng trưởng 14% sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp, không đúng với tinh thần của chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng để tăng nguồn lực phục hồi kinh tế. Vì thế, tôi cho rằng, chúng ta cần thực hiện đúng chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt nhưng không phải thắt chặt; cần bổ sung các công cụ, mở rộng thêm các yếu tố để kiểm soát tăng trưởng tín dụng.
Cụ thể là, những ngân hàng có mức lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức bình quân chung thì tốc độ tăng trưởng phải cao hơn ngân hàng khác; những ngân hàng duy trì được khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất vay thấp thì các ngân hàng đấy cũng sẽ được tăng trưởng tín dụng cao. Nếu bên cạnh các chỉ tiêu kiểm soát an toàn hệ thống, chúng ta sử dụng những tiêu chí này để kiểm soát tăng trưởng tín dụng thì sẽ khuyến khích được các ngân hàng thực hiện quản trị tốt, các chi phí hoạt động thấp, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro thấp nên duy trì được lãi suất cho vay thấp và lãi suất huy động cao. Đó là giải pháp để thúc đẩy các ngân hàng xác định mức chi phí và lợi nhuận hợp lý để có mức hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, có thể huy động tiền gửi, thu hút tiền nhàn rỗi nhiều hơn để giảm tiền mặt trong lưu thông cũng là giảm lạm phát, không xảy ra tình trạng các ngân hàng chạy đua để tăng lãi suất. Tất nhiên, công việc này là vô cùng khó khăn nên đòi hỏi phải đầu tư nguồn lực cho Ngân hàng Nhà nước nhiều hơn trong việc kiểm soát hệ thống ngân hàng thông qua công cụ số hóa toàn bộ thông tin dữ liệu và kiểm soát tự động.
Mặc dù áp lực về lạm phát không phải lớn, nhưng thách thức lớn nhất đối với chúng ta từ nay đến cuối năm là áp lực về kiểm soát tỷ giá, do Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng lãi suất và nhu cầu ngoại tệ cuối năm thường tăng cao. Việt Nam không nên phá vỡ tỷ giá đồng tiền, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc mà phải linh hoạt với thị trường. Nếu chúng ta không ổn định được tỷ giá, nguy cơ lượng dự trữ ngoại tệ của nhà nước chuyển thành dự trữ ngoại tệ của cá nhân doanh nghiệp thì khi đó chúng ta sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ để ổn định và cân bằng tỷ giá.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường giải pháp tháo gỡ vướng mắc để tăng đầu tư công và các giải pháp tháo gỡ để tăng đầu tư doanh nghiệp. Nhiều nút thắt, khó khăn cho đầu tư tư nhân cần tháo gỡ kịp thời như hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xanh, điện gió, điện mặt trời; các nút thắt trong việc triển khai các dự án bất động sản đang bị đình trệ không chỉ có tác động đến tăng trưởng kinh tế trước mắt mà ảnh hưởng cả đến cân bằng cung cầu bất động sản trong những năm tới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Bơm vốn cho doanh nghiệp qua các hội nghị kết nối chuyên đề
15:32 | 14/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ hiệu quả phòng vệ thương mại
16:17 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
17:42 | 14/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu quý 3 đạt hơn 207 tỷ USD
15:30 | 14/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm mang về gần 2,8 tỷ USD
11:13 | 14/10/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
Doanh nghiệp ưu tiên đóng góp quan trọng vào phát triển thương mại Việt Nam
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
Năm thứ 2 liên tiếp, GELEX trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics