Thực thi gói hỗ trợ: Chú ý diễn biến thị trường để có biện pháp quản trị rủi ro
Cần thiết phải phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Ảnh: Internet |
Chương trình hỗ trợ khôi phục nền kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/NQ-QH15 đang được triển khai có tổng quy mô lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng, trong đó, tổng quy mô của giải pháp tài khóa lên tới 291 ngàn tỷ đồng, chiếm 83% tổng giá trị của Chương trình.
Cộng đồng DN và người dân đang rất trông đợi các giải pháp chính sách hỗ trợ sớm được triển khai và triển khai có hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng, không bị thất thoát, lãng phí.
Chia sẻ về vấn đề này, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho biết, kỳ vọng lớn của thị trường, của doanh nghiệp, người dân đối với các cấu phần khác nhau của Chương trình hỗ trợ rất lớn. Đứng trước kỳ vọng như vậy, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện, đặc biệt là các bộ, ngành và địa phương sẽ rất nặng nề.
“Do vậy, sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt, với tinh thần trách nhiệm cao của các bộ, ngành, địa phương ngay từ những ngày đầu tiên sau khi Nghị quyết 11/NQ-CP được ban hành sẽ đóng vai trò quan trọng để phát huy hiệu quả của Chương trình”, TS Lê Duy Bình nhấn mạnh.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, các cấu phần của chương trình gần như đều có các địa chỉ rất rõ ràng, về cả góc độ bộ, ngành, địa phương đề xuất hay chịu trách nhiệm thực hiện, triển khai. Việc giám sát về trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương do vậy cũng dễ dàng hơn.
Hiệu quả của việc thực hiện Chương trình, bao gồm cả hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và hiệu quả sử dụng nguồn lực, không bị thất thoát có thể dễ dàng được đánh giá, và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cũng có thể dễ dàng được nhận biết và truy vết. Công tác giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân sẽ được tăng cường và góp phần nâng cao tính hiệu quả của Chương trình.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, chuyên gia Lê Duy Bình cũng cho rằng, không thể không nhắc đến những rủi ro về góc độ kinh tế vĩ mô tiềm ẩn trong quá trình thực hiện Chương trình.
Trong Chương trình, một số cấu phần có chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ lạm phát hay tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng hay sức ép đối với bội chi ngân sách. Quá trình thực hiện cần chú ý tới các diễn biến của thị trường, của nền kinh tế, các biểu hiện rủi ro phát sinh và từ đó có các biện pháp quản trị rủi ro và điều chỉnh kịp thời”, ông Lê Duy Bình lưu ý.
Cùng với đó, đại diện Economica Vietnam cũng cho biết, Chương trình có bóng dáng đậm nét của các giải pháp tài khóa, nhưng như vậy không có nghĩa là vai trò của các chính sách tiền tệ sẽ thấp hơn.
Trái lại, các chính sách điều hành về lãi suất, tỷ giá, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ có những tác động lớn tới quá trình phục hồi và tăng trưởng trong những năm tới. Điều này cho thấy yêu cầu rất cần thiết của quá trình phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Vai trò lớn của chính sách tài khóa đồng nghĩa với trách nhiệm lớn hơn của các giải pháp này trong quá trình triển khai và thực thi. Các giải pháp tài khóa cũng phải chủ động phối hợp với các giải pháp về tiền tệ, không gây áp lực quá lớn lên lạm phát, lên hệ thống các ngân hàng thương mại hay làm ảnh hưởng tới các nguyên tắc hoạt động thương mại lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Ở chiều ngược lại, TS. Lê Duy Bình cho rằng, các chính sách tiền tệ sẽ hỗ trợ cho quá trình giải ngân một nguồn vốn lớn vào nền kinh tế, song sẽ không ảnh hưởng lớn tới lạm phát hay mặt bằng lãi suất cho vay của các doanh nghiệp. Tương tự như vậy, sự phối hợp chặt chẽ chính sách và thực thi các giải pháp cũng cần được thực hiện hiệu quả giữa các bộ ngành khác và đặc biệt là với các địa phương.
Trước đó, chia sẻ về sự chuẩn bị của Bộ Tài chính cho việc triển khai gói hỗ trợ khôi phục nền kinh tế, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho rằng Chương trình này đòi hỏi rất lớn cả về quy mô và thời gian để thực hiện.
Về nguồn lực để triển khai Chương trình, đại diện Vụ Ngân sách nhà nước thông tin, tổng thể gói hỗ trợ sẽ đến từ ba nguồn, gồm: nguồn tăng bội chi ngân sách nhà nước; nguồn tăng thu tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2021; nguồn thứ 3 thực chất là giao thoa giữa chính sách tín dụng và chính sách tài khóa, tức là tăng bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân sách nhà nước sẽ cấp bù lãi suất cũng như chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện.
Tin liên quan
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics