VCCI: Làm rõ một số khái niệm trong dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm có gì đáng chú ý? | |
Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm: Bảo đảm quyền lợi cho đối tượng tham gia | |
Đã đến lúc sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm |
VCCI đã thực hiện góp ý với nội dung liên quan đến việc giải thích từ ngữ. Ảnh: Internet. |
Cụ thể, đối với quy định về "người được bảo hiểm (khoản 7)", VCCI đề nghị bổ sung cụm từ “sức khỏe” vào khái niệm “người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng và các đối tượng bảo hiểm khác được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm” để đảm bảo thể hiện đầy đủ các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan.
Đối với "người thụ hưởng (khoản 8)", VCCI cũng đề nghị bổ sung cụm từ “người được bảo hiểm” và bỏ nội dung “trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong”, quy định tại khoản 8 được sửa đổi thành: “người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm”. Lý giải điều này, VCCI cho rằng quy định này có thể áp dụng chung cho các sản phẩm bảo hiểm, vì trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm không chỉ có nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe mới có người thụ hưởng mà các nghiệp vụ khác cũng có thể có người thụ hưởng.
Về quyền lợi có thể được bảo hiểm (khoản 9), tại dự thảo quy định “quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền lợi được công nhận hợp pháp của bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm”.
Về điều này, VCCI đã đặt ra câu hỏi: Quyền lợi được công nhận hợp pháp” được hiểu như thế nào? Ai sẽ công nhận? VCCI cho rằng đây là khái niệm rất quan trọng trong hoạt động bảo hiểm, vì vậy cần phải quy định rõ ràng, cụ thể, hạn chế tình trạng phát sinh tranh chấp giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn đối với khái niệm này.
Đối với định nghĩa của "bảo hiểm hưu trí (khoản 15)", tại dự thảo quy định “Bảo hiểm hưu trí là bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đến tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật, …”.
Về điều này, VCCI cho rằng bảo hiểm hưu trí trong Luật này được xem là bảo hiểm tự nguyện, được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, do đó không nhất thiết phải tuổi nhận quyền lợi hưu trí trùng với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy VCCI đề nghị giữ lại định nghĩa của Luật hiện hành về bảo hiểm hưu trí, theo đó “Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo một thời hạn nhất định thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Đáng chú ý, đối với giải thích từ ngữ của "bảo hiểm trọn đời (khoản 22)", dự thảo quy định “Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó”.
Tuy nhiên theo VCCI, thực tế, bảo hiểm trọn đời thường kết thúc khi người được bảo hiểm ở độ tuổi 99 hay 100 tuổi, vì vậy sử dụng cụm từ “trong suốt cuộc đời” là chưa chính xác. VCCI cho rằng nên điều chỉnh lại quy định này để phản ánh chính xác hơn.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform