“Vũ khí” đất hiếm trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Mỏ đất hiếm lộ thiên ở Mountain Pass, California. Ảnh: John Gurzinski/hcn.org. |
“Chiến tranh” thương mại Mỹ - Trung đang leo thang
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng khi cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ rõ lập trường cứng rắn, vòng đàm phán thứ 11 kết thúc mà không đạt thỏa thuận nào. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra ở nhiều khía cạnh, nhưng tâm điểm căng thẳng tập trung ở mảng công nghệ. Việc Mỹ liên tiếp ra đòn nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei thời gian gần đây đang làm bất đồng giữa hai cường quốc về thương mại và công nghệ trở nên nghiêm trọng hơn.
Xung đột Trung - Mỹ lại nhận một cú sốc khi Mỹ nâng mức thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu và lên kế hoạch áp thuế ước tính 300 tỷ USD đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu còn lại của Trung Quốc. Về phía mình, Bắc Kinh trả đũa bằng việc nâng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ đã chịu thuế từ năm 2018, có hiệu lực từ 1/6/2019. Đáp trả lại vụ chính quyền Trump áp lệnh cấm lên hãng Huawei, Đại sứ Trung Quốc tại EU nói, “nếu Mỹ muốn, Trung Quốc sẽ đấu đến cùng” - một tín hiệu sẽ không có chuyện Bắc Kinh sớm nhượng bộ Washington.
Trong thế tranh hùng Mỹ - Trung, thị trường chứng khoán thế giới nhiều phiên lao dốc, thị trường tài chính tiền tệ cũng bộc lộ những nguy cơ bất ổn, thương mại và tăng trưởng toàn cầu trước áp lực sụt giảm mạnh. Thậm chí nhiều chuyên gia đang nghĩ tới chu kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, có thể sẽ diễn ra vào năm tới và cả thế giới đang hồi hộp dõi theo.
Ngoài áp thuế hàng hóa, Trung Quốc được đánh giá là còn nhiều “vũ khí” có thể được dùng để trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Nước này hiện có một kho dự trữ ngoại hối khổng lồ 3.600 tỷ USD và hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu Mỹ có thể bán ra gây áp lực cho đối thủ. Trung Quốc cũng có thể phá giá đồng Nhân dân tệ và dừng nhập khẩu đậu tương - đánh trực tiếp vào những người nông dân vốn mang phiếu bầu đến cho Tổng thống Trump. Và một vũ khí khác, được coi là là một “quả bom nguyên tử” của Trung Quốc - trả đũa bằng đầu cơ hay không xuất khẩu sang Mỹ đất hiếm.
“Vũ khí” đất hiếm
Đất hiếm (tiếng Anh là rare earth) là nhóm gồm 17 nguyên tố trong Bảng tuần hoàn, có khả năng nhận và cho đi electrons. Có hàm lượng cực thấp trong vỏ trái đất, việc khai thác và chiết xuất cực kỳ khó khăn và tốn kém, nhưng chúng có tầm quan trọng và ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, từ các các sản phẩm điện tử, điện thoại thông minh, xe điện, máy bay, năng lượng tái tạo, lọc dầu, … đến quốc phòng và công nghệ.
Đất hiếm được ví như “vitamin của hóa học”, công nghệ và sản lượng đất hiếm gây nên biến động giá cả thị trường, và kèm theo những vấn đề chính trị trong việc cung ứng, xuất nhập khẩu năng lượng. Trung Quốc chiếm 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu, sản xuất 95% đất hiếm của thế giới, cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ trong thời gian từ 2014 - 2017. Theo chủ tịch công ty tư vấn ThREE Consulting, Trung Quốc có thể đóng cửa gần như mọi dây chuyền lắp ráp ô-tô, máy tính, điện thoại thông minh và máy bay bên ngoài Trung Quốc nếu họ ra lệnh cấm vận loại vật liệu này.
Phân bố trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu. Ảnh: researchgate.net. |
Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang nước này đạt mức 92 triệu USD. Vì có tầm quan trọng chiến lược, đất hiếm là một trong số ít những mặt hàng mà Mỹ loại khỏi danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 300 tỉ USD bị cân nhắc áp thuế trong thời gian tới. Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trở nên căng thẳng, giới quan sát lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng đất hiếm như một "vũ khí" trả đũa Mỹ, đặc biệt sau chuyến thăm công ty đất hiếm JL Mag Rare-Earth của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, theo nhiều nhận định, Trung Quốc dường như đang ngộ nhận về sức mạnh vũ khí của mình. Trên thực tế, đất hiếm phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, chứ không chỉ riêng ở Trung Quốc. Sở dĩ các nước khác không khai thác đất hiếm vì ngành công nghiệp này rất ảnh hưởng đến môi trường. Đã từ 3 thập kỷ nay, Mỹ không còn đánh đổi môi trường để lấy kinh tế, đã giảm dần lượng khai thác vì ô nhiễm và quay sang mua của Trung Quốc vì giá rẻ.
Chắc chắn Mỹ sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn nếu Trung Quốc hạn chế hoặc cấm xuất khẩu đất hiếm. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi, nếu tính toán không kỹ, Trung Quốc sẽ chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông”, bởi chính họ là nước sử dụng đất hiếm nhiều nhất, thậm chí có dự báo sẽ phải nhập khẩu loại khoáng chất này trong thập kỷ tới. Nếu giá đất hiếm tăng cao, Trung Quốc là bên thua thiệt nhất. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc có vẻ chưa sẵn sàng sử dụng tới ngón đòn này vì có thể khiến cả thế giới tìm nguồn cung khác thay thế.
Mỹ bắt đầu lo ngại về sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm Trung Quốc từ năm 2010, khi Trung Quốc dùng nó như một thứ vũ khí gây áp lực lên Nhật Bản trong bối cảnh 2 nước có tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku, khiến cả thế giới "bừng tỉnh" trước rủi ro về sự phụ thuộc vào một nguồn cung (may thay, sau đó, Nhật Bản cũng phát hiện ra mỏ đất hiếm hàm lượng cao ở đảo Marcus). Năm 2018, Mỹ chỉ mua 3,8% đất hiếm xuất khẩu của Trung Quốc.
Tại Malaysia, một số tập đoàn dự định gia tăng khai thác đất hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu này cho sản xuất ở Mỹ một khi Trung Quốc "tuyên chiến". Tập đoàn Lynas gần đây đã công bố kế hoạch liên doanh với Blue Line Mining có trụ sở ở Texas về thành lập một nhà máy sản xuất ở Mỹ, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc.
Trong thực tế, có một chi tiết ít được chú ý - Trung Quốc đã phụ thuộc phần nào vào Mỹ về quặng đất hiếm. Khu vực sản xuất của Trung Quốc hiện rất lớn, đến nỗi phải nhập khẩu quặng đã qua chế biến từ Mountain Pass (California) - mỏ đã cung cấp tới 10% sản lượng đất hiếm khai thác toàn cầu những tháng gần đây. Các nhà đầu tư sở hữu 65% cổ phần của mỏ này đã lên kế hoạch tái khởi động các cơ sở phân tách hóa học khai thác mỏ vào năm 2019 - 2020 để sản xuất oxit đất hiếm, quặng bán thành phẩm sẽ không còn phải chuyển sang Trung Quốc.
Vấn đề nan giải đối với Bắc Kinh nằm ở việc có đánh đổi vai trò trung tâm của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi dừng xuất khẩu các sản phẩm quan trọng sang phương Tây như đất hiếm hay không. Các nhóm "diều hâu thương mại" trong chính quyền Trump đang âm thầm hy vọng Trung Quốc sẽ làm điều đó. Sự gián đoạn đó được coi là thời điểm tốt nhất để thuyết phục các công ty toàn cầu chuyển vĩnh viễn sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Mỹ, hoặc các đồng minh của Mỹ - mục tiêu dài hạn trong chính sách thương mại mới của Mỹ. Trung Quốc đang ở tình thế lựa chọn khó khăn kể cả quyết định cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ - vấn đề không chỉ gây ra những hệ lụy trước mắt mà còn có thể bị sập bẫy chiến lược của quốc gia khó chơi này.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
14:16 | 25/09/2024 Xe - Công nghệ
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform