Ban hành 9 Nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giai đoạn 2016-2018
Việc ban hành các Nghị định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đồng thời phù hợp với quy định tại Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật số 107/2016/QH13) về thẩm quyền ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thuộc Chính phủ và thực hiện dưới hình thức Nghị định của Chính phủ, thay thế cho hình thức Thông tư của Bộ Tài chính theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũ. Các Nghị định có hiệu lực phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần tạo thuận lợi, dễ theo dõi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
1.Nghị định số 125/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định của Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế (VJEPA) đã được ký kết ngày 25-12-2008 tại Tokyo, Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện tại Quyết định số 57/2009/QĐ-TTg, có hiệu lực kể từ ngày 1-10-2009.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong Hiệp định VJEPA, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư gồm: Thông tư số 21/2012/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2012-2015 và Thông tư số 25/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2015-2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015.
Nghị định số 125/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định của Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016-2019 bãi bỏ Thông tư 25/2015/TT-BTC.
Các nội dung trong Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 125/2016/NĐ-CP như mã hàng, tên gọi và mô tả hàng hóa, mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng, thời gian áp dụng về cơ bản được giữ nguyên theo Thông tư số 25/2015/TT-BTC đã ban hành của Bộ Tài chính. Về tổng thể, Biểu thuế gồm 9.487 dòng thuế trong đó gồm 9.459 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 28 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-3-2017; từ 1-4-2017 đến 31-3-2018; từ 1-4-2018 đến 31-3-2019.
2. Nghị định số 126/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016 – 2018
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) ký ngày 13-8-2009 tại Thái Lan và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 2464/TTg-QHQT ngày 10-12-2009, có hiệu lực ngày 1-6-2010.
Từ khi Hiệp định có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện theo từng giai đoạn. Ngày 14-11-2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 169/2014/TT-BTC để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN–Ấn Độ giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thực thi từ ngày 1-1-2015.
Nghị định số 126/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016 – 2018 bãi bỏ Thông tư 169/2014/TT-BTC. Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2016/NĐ-CP là biểu thuế ban hành theo Thông tư số 169/2014/TT-BTC, được sửa đổi về mặt thời gian áp dụng cho giai đoạn 2016-2018 để phù hợp với hiệu lực thi hành của Nghị định từ ngày 1-9-2016. Các nội dung trong Biểu thuế như mã hàng, thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng, giai đoạn (2016-2018) áp dụng được giữ nguyên theo Thông tư số 169/2014/TT-BTC; chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật về mô tả hàng hoá để phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được ban hành tại Thông tư 103/2015/TT-BTC.
Về tổng thể, Biểu thuế AIFTA gồm 9.489 dòng thuế trong đó gồm 9.456 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 33 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-12-2016; từ 1-1-2017 đến 31-12-2017; từ 1-1-2018 đến 31-12-2018. Thuế suất AIFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định AIFTA và hướng dẫn chuyển đổi biểu cam kết từ HS 2007 sang HS 2012 trong Hiệp định AIFTA.
3. Nghị định số 127/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ôt-xtrây-lia – Niu Di-lân giai đoạn 2016-2018
Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ôt-xtrây-lia – Niu Di-lân (AANZFTA) đã được ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 vào ngày 27/02/2009 tại Hủa Hỉn, Thái Lan và được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 24-6-2009, có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2010.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong AANZFTA, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 217/2009/TT-BTC và Thông tư số 44/2012/TT-BTC, Thông tư số 63/2012/TT-BTC, Thông tư số 168/2014/TT-BTC để thực hiện giảm thuế theo cam kết cho các giai đoạn 2010-2012, 2012-2014 và 2015-2018.
Nghị định số 127/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ôt-xtrây-lia – Niu Di-lân giai đoạn 2016-2018 bãi bỏ Thông tư 168/2014/TT-BTC. Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định là biểu thuế kế thừa Biểu thuế ban hành theo Thông tư số 168/2014/TT-BTC, được sửa đổi về mặt thời gian áp dụng cho giai đoạn 2016-2018 để phù hợp với hiệu lực thi hành của Nghị định từ ngày 1-9-2016. Các nội dung trong Biểu thuế như mã hàng, thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng được giữ nguyên theo Thông tư số 168/2014/TT-BTC.
Riêng đối với nội dung Tên và mô tả hàng hóa: có sự điều chỉnh cho phù hợp với Hệ thống hài hòa (HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và của các nước ASEAN theo Danh mục hài hòa hóa thuế quan trong ASEAN (AHTN) phiên bản AHTN 2007 sang AHTN 2012, được quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính). Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng, thuế suất đang áp dụng.
Biểu thuế AANZFTA gồm 9.471 dòng thuế (theo AHTN2012), được phân loại theo cấp độ 8 số. Trong đó, có 155 dòng Việt Nam không cam kết. Thuế suất trung bình của biểu thuế AANZFTA giai đoạn 2015-2017 là 4,68%/năm và năm 2018 là 2,50%/năm. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-12-2016; từ 1-1-2017 đến 31-12-2017; từ 1-1-2018 đến 31-12-2018.
4. Nghị định số 128/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018
Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đã được ký kết ngày 29-11-2004 tại Lào cùng với Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc về một số vấn đề trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc ký ngày 18-7-2005 tại Trung Quốc, đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 257/2005/QĐ-TTg ngày 19-10-2005.
Từ khi Hiệp định có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện theo từng giai đoạn. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 166/2014/TT-BTC để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thực thi từ ngày 1-1-2015.
Nghị định số 128/2016/NĐ-CP thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018 bãi bỏ Thông tư số 166/2014/TT-BTC song không thay đổi các điều kiện ưu đãi, mã hàng và mức thuế suất ưu đãi cụ thể; chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật về mô tả hàng hoá để phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được ban hành tại Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1-7-2015.
Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành kèm Nghị định được áp dụng cho 3 giai đoạn từ từ 1-9-2016 đến 31-12-2016; từ 1-1-2017 đến 31-12-2017; từ 1-1-2018 đến 31-12-2018. Thuế suất ACFTA được xây dựng trên cơ sở lộ trình giảm thuế theo đúng cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, trong đó gồm 9.454 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 37 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.
5. Nghị định số 129/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2016 – 2018
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (sau đây gọi tắt là Hiệp định ATIGA) đã được ký kết ngày 26-2-2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt thực hiện Hiệp định ATIGA tại công văn số 1012/TTg-QHQT và có hiệu lực kể từ ngày 17-5-2010.
Từ khi Hiệp định có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện theo từng giai đoạn. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thực thi từ ngày 1-1-2015.
Nghị định số 129/2016/NĐ-CP thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN giai đoạn 2016 – 2018 bãi bỏ Thông tư số 165/2014/TT-BTC nhưng không thay đổi các điều kiện ưu đãi, mã hàng và mức thuế suất ưu đãi cụ thể; chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật về mô tả hàng hoá để phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được ban hành tại Thông tư 103/2015/TT-BTC.
Thuế suất ATIGA được xây dựng trên cơ sở lộ trình giảm thuế phù hợp với cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA. Biểu thuế của Việt Nam gồm 9.471 dòng thuế, dòng chi tiết ở cấp độ 8 số. Theo cam kết, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ thuế quan trong ASEAN vào năm 2015, còn 7% dòng thuế được linh hoạt đến 2018. Ngoài ra, khoảng 3% số dòng thuế của Biểu ATIGA được loại trừ khỏi cam kết xóa bỏ thuế quan gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm – SL (được phép duy trì thuế suất ở 5%: gia cầm sống, thịt gà, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường), các mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ GE và CKD. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-12-2016; từ 1-1-2017 đến 31-12-2017; từ 1-1-2018 đến 31-12-2018.
6. Nghị định số 130/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2016 – 2018
Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được ký ngày 24-8-2006 tại Phi-líp-pin và được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại công văn số 1743/TTg-QHQT và có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2007.
Từ khi Hiệp định có hiệu lực đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện theo từng giai đoạn. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 167/2014/TT-BTC để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thực thi từ ngày 1-1-2015.
Nghị định số 130/2016/NĐ-CP thực hiện Hiệp định Thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc giai đoạn 2016–2018 ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt về cơ bản không thay đổi so với với biểu thuế ban hành theo Thông tư số 167/2014/TT-BTC và Thông tư số 44/2015/TT-BTC, được điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật về mô tả hàng hoá để phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được ban hành tại Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1-7-2015.
Biểu thuế AKFTA gồm 9.487 dòng thuế (theo AHTN 2012) trong đó gồm 9.455 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 32 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-12-2016; từ 1-1-2017 đến 31-12-2017; từ 1-1-2018 đến 31-12-2018. Thuế suất AKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam tại Phụ lục của Hiệp định AKFTA và hướng dẫn chuyển đổi biểu cam kết từ HS 2007 sang HS 2012 trong Hiệp định AKFTA.
7. Nghị định số 131/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) ký ngày 05/05/2015 tại Việt Nam. Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt thực hiện Hiệp định VKFTA tại Nghị quyết số 60/NQ-CP và có hiệu lực kể từ ngày 20-12-2015.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong Hiệp định VKFTA, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 201/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VKFTA 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 20-12-2015.
Nghị định số 131/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018 bãi bỏ Thông tư 201/2015/TT-BTC. Các nội dung trong Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 131/2016/NĐ-CP như mã hàng, tên gọi và mô tả hàng hóa, mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng, thời gian áp dụng được giữ nguyên theo Thông tư số 201/2015/TT-BTC đã ban hành của Bộ Tài chính.
Thuế suất VKFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam Hiệp định VKFTA và hướng dẫn chuyển đổi biểu cam kết từ HS 2007 sang HS 2012 trong Hiệp định VKFTA. Biểu thuế VKFTA gồm 9.502 dòng thuế trong đó gồm 9.445 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 57 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-12-2016; từ 1-1-2017 đến 31-12-2017; từ 1-1-2018 đến 31-12-2018.
8. Nghị định số 132/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2016-2018
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê (VCFTA) đã được ký ngày 11-11-2011. Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt thực hiện Hiệp định VCFTA và có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2014.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong Hiệp định VCFTA, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 162/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2014-2016.
Nghị định số 132/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2016-2018 bãi bỏ Thông tư 162. Các nội dung trong Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 132/2016/NĐ-CP như mã hàng, tên gọi và mô tả hàng hóa, mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng cho năm 2016 được giữ nguyên theo Thông tư số 162/2013/TT-BTC đã ban hành của Bộ Tài chính. Năm 2017, 2018 mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng được điều chỉnh theo đúng mức thuế trong lộ trình cam kết của năm tương ứng.
Biểu thuế VCFTA bao gồm 9.479 mặt hàng, chi tiết ở cấp độ 8 số, gồm 9.098 mặt hàng thuộc diện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu và 381 mặt hàng thuộc diện không cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu.
Lộ trình cắt giảm thuế của VCFTA giai đoạn 2016-2018: Lộ trình cắt giảm thuế trong giai đoạn 2016-2018 tuân thủ cam kết theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê đã được hai bên thống nhất.
Lộ trình cắt giảm thuế như sau: Năm 2017 số dòng thuế cắt giảm so với năm 2016 là 4.044 dòng, chiếm tỷ trọng 42,7% biểu thuế với mức thuế suất trung bình giảm 1.7%. Năm 2018 số dòng thuế cắt giảm so với năm 2017 là 4.000 dòng, chiếm tỷ trọng 42,2% biểu thuế với mức thuế suất trung bình giảm 1,8%.
Các mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm tập trung vào: nước khoáng và nước có ga; gạch lót dùng cho máy nghiền; gạch lát nền, ốp tường hoặc lát lòng lò sưởi; bộ đồ ăn và bộ đồ nhà bếp; xe chơi golf; xe đạp thiết kế dành cho trẻ em và các loại xe đạp khác.
Các dòng thuế cắt giảm về 0% theo cam kết: Từ năm 2016, có 2.697 dòng cắt giảm về 0%, chiếm 28,5% tổng biểu thuế. Từ năm 2017, có 2.736 dòng cắt giảm về 0%, chiếm 28,86% tổng biểu thuế. Từ năm 2018, có 2.742 dòng cắt giảm về 0%, chiếm 28,93% tổng biểu thuế.
9. Nghị định số 133/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2016-2019.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) đã được hoàn tất ký kết ngày 28-3-2008 tại Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện Hiệp định AJCEP, có hiệu lực đầy đủ tại tất cả các nước thành viên vào tháng 10-2010.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong AJCEP, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư số 83/2009/TT-BTC, Thông tư số 20/2012/TT-BTC, Thông tư số 63/2012/TT-BTC, Thông tư số 24/2015/TT-BTC để thực hiện cam kết cho các giai đoạn 2012–2015, 2015-2019 và 2008-2012.
Nghị định số 133/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2016-2019 bãi bỏ Thông tư 24/2015/TT-BTC. Các nội dung trong Biểu thuế như mã hàng, thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng được giữ nguyên theo Thông tư số 24/2015/TT-BTC, riêng đối với nội dung Tên và mô tả hàng hóa thuộc Biểu thuê ban hành kèm theo Nghị định có sự điều chỉnh để phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng, thuế suất đang áp dụng.
Thuế suất AJCEP được xây dựng trên cơ sở lộ trình giảm thuế phù hợp với cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AJCEP. Về tổng thể, Biểu thuế gồm 9.487 dòng thuế trong đó gồm 9.459 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 28 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho 3 giai đoạn từ 1-9-2016 đến 31-3-2017; từ 1-4-2017 đến 31-3-2018; từ 1-4-2018 đến 31-3-2019.
9 Nghị định trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-9-2016 để phù hợp với thời điểm có hiệu lực của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform