Để gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2 phát huy hiệu quả
Gói hỗ trợ lần 1: Cần thiết, kịp thời nhưng chưa hiệu quả | |
Kỳ vọng gói hỗ trợ lần 2 mang tầm nhìn và có tính dự báo dài hạn | |
Doanh nghiệp chờ đợi điều gì gói hỗ trợ lần 2 |
20% doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 2. Ảnh: T. Linh. |
Doanh nghiệp, nền kinh tế gặp khó do dịch tái phát
Ngày 26/7/2020, Đà Nẵng phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới sau 99 ngày cả nước không có ca nhiễm trong cộng đồng, đây là thời điểm đánh dấu sự trở lại của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam (đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2).
Trong bối cảnh các doanh nghiệp còn chưa kịp phục hồi sau những tác động tiêu cực lần thứ nhất thì sự bùng phát lần 2 của Covid-19 làm khó khăn của người dân và doanh nghiệp thêm chồng chất.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,12%, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo báo cáo tháng của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10/2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 dự báo chỉ đạt 1,6%, giảm 1,1% so với báo cáo tháng 6/2020.
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 38.629 doanh nghiệp (tăng 81,8% so với cùng kỳ), số doanh nghiệp giải thể là 12.089 doanh nghiệp (tăng 0,1% so với cùng kỳ). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở mức 2,69%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,27%. Đây đều là các mức cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2020.
Theo Báo cáo tác động của bùng phát dịch Covid-19 lần 2 đối với doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), 20% doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động, 76% hiện không thể cân đối được thu chi, 2% doanh nghiệp đã bị giải thể, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời không bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hơn 47% doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lượng lao động, 27% doanh nghiệp duy trì lao động nhưng giảm lương và giảm giờ làm.
So sánh với mức độ thiệt hại của lần 1, thì sự bùng phát trở lại lần 2 của dịch Covid-19 gây ra hậu quả lớn hơn nhiều, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp còn chưa kịp phục hồi sau ảnh hưởng lần 1.
Các biện pháp hỗ trợ cần nhanh chóng ban hành
Trong bối cảnh các nước trên thế giới, đặc biệt là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, thậm chí có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, dự báo khả năng mức độ ảnh hưởng của đại dịch sẽ còn có thể kéo dài.
Do vậy, việc cần làm lúc này là đưa ra gói hỗ trợ kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, hướng tới phục hồi và tăng trưởng. Việc thiết kế gói hỗ trợ lần 2 cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: (i) có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, bao phủ được đến các đối tượng bị ảnh hưởng và cần trợ giúp; (ii) cần đảm bảo chọn lọc đối tượng nhận hỗ trợ phù hợp với mục tiêu, định hướng; (iii) giảm thiểu thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc thực hiện hoạt động trợ giúp, tăng khả năng hấp thụ.
Thứ nhất, mở rộng quy mô, thời gian và đối tượng hỗ trợ
Giá trị gói hỗ trợ này lần cần được đưa ra ở mức lớn hơn (mức đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH khoảng 90 nghìn tỷ đồng, trong đó dành cho hỗ trợ doanh nghiệp vay không lãi suất để trả lương cho người lao động là khoảng 18,6 nghìn tỷ đồng) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Về thời gian, cần kéo dài thời gian nhận hỗ trợ cho các đối tượng, thời gian có thể kéo dài từ quý 4/2020 đến hết năm 2021.
Cần mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ, cần thay từ “doanh nghiệp” (tại Phần II.1 của Nghị quyết 42) bằng từ “người sử dụng lao động”, việc này sẽ mở rộng đối tượng người lao động làm việc tại các đơn vị khác như trường học, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có sử dụng lao động cũng có thể nhận hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có quy định để các đối tượng là các lao động phi chính thức, không có hợp đồng lao động cũng được nhận hỗ trợ.
Nghiên cứu, xm xét bỏ bỏ quy định “đã chi trả tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động” (tại phần II.2 của Nghị quyết 42) để phù hợp hơn với thực tế, bởi lẽ với việc dòng tiền sụt giảm trầm trọng do dịch bệnh kéo dài, điều kiện này sẽ dẫn tới người sử dụng lao động khó đáp ứng đủ điều kiện vay, không tiếp cận được khoản vay.
Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng khả năng hấp thụ chính sách
Cần có quy định cụ thể đối về việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương cho người lao động làm việc tại đơn vị. Thay vì ban hành quy định các doanh nghiệp “không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để chi trả lương” hay “người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính” thì quy định mới nên hướng tới việc quy định cụ thể như “có mức doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019”.
Đối với các hỗ kinh doanh cá thể, có thể ban hành quy định “các hộ cá thể tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc xác định nhanh chóng, chính xác đối tượng được nhận hỗ trợ.
Thứ ba, tập trung đối tượng hỗ trợ phù hợp
Với định hướng phát triển bền vững, việc lựa chọn hỗ trợ cần tập trung hướng tới các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, phát triển, đồng thời đảm bảo tính lan tỏa, khả năng tạo việc làm, khả năng áp dụng công nghệ và năng lượng sạch, đồng thời cam kết không sa thải nhân viên. Theo đánh giá bước đầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần tập trung ưu tiên hỗ trợ bao gồm: du lịch, vận tải, dệt may, da giày, bản lẻ…
Để việc giải ngân các khoản vay hiệu quả, từ phía Ngân hàng chính sách xã hội cần xem xét lại quy định về điều kiện nhận hỗ trợ.
Theo đó, việc quy định đối tượng đủ điều kiện nhận hỗ trợ phải đảm bảo không có nợ xấu tại các ngân hàng thương mại; phải sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương; hay phải có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên là không phù hợp, nhất là trong điều kiện dịch bệnh đã kéo dài hơn 10 tháng qua. Quy định nên theo hướng hỗ trợ vay vốn với các doanh nghiệp mà doanh thu sụt giảm (ví dụ 20%) so với cùng kỳ năm trước hoặc sụt giảm tỷ lệ lao động nhất định (ví dụ 20%).
Tin liên quan
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform