Doanh nghiệp “hiến kế” để TPHCM phát triển bền vững
Kinh tế TPHCM phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc | |
Bốn nhóm giải pháp để TPHCM trở lại đầu tàu kinh tế của cả nước |
Lãnh đạo TPHCM trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài tại hội nghị. Ảnh BTC |
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đặt ra từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đặt ra mục tiêu thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp".
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Thành phố mong muốn gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời lắng nghe các đề xuất, kiến nghị và các hiến kế cho các định hướng phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn cùng phát triển nhanh, bền vững.
Chia sẻ về định hướng của TPHCM, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, Thành phố đặt ra 5 nhiệm vụ chính là huy động hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở tiếp tục chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, khơi thông nguồn lực phát triển; tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công để thực hiện các đề án ưu tiên triển khai để tạo động lực và sự lan tỏa trong tăng trưởng kinh tế; chỉnh trang đô thị gắn với nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch Thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao chất lượng, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm dụng lao động, ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh liên kết vùng, nâng tầm vị trí của Thành phố.
Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề để Thành phố chuyển trọng tâm từ phòng chống dịch sang phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo nền tảng để bứt phá hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Để hiện thực hóa, TPHCM đang kiến nghị với các cơ quan trung ương nhiều nhóm vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực, cấp bách, có tính chất chiến lược lâu dài gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án đường vành đai 3; điều chỉnh tăng mức trần vốn đầu tư công trung hạn; Đề án phát triển TPHCM thành trung tâm tài chính quốc tế; đề xuất cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức.
Chia sẻ tại sự kiện, nhiều ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn được nêu lên, xoay quanh các vấn đề về lĩnh vực hạ tầng, logistics, các dự án đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, khu công nghiệp, nguồn nhân lực,…
Ông Park Hyun Bae, Tổng giám đốc Công ty TNHH KCTC Việt Nam đề xuất, TPHCM cần có giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và hậu cần logistics, bởi hiện nay các cảng của Thành phố đều đang chịu áp lực lớn. Điển hình như cảng Cát Lái, đây là cảng lớn nhất TPHCM nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Theo đó, mỗi năm lượng hàng hóa thông quan qua cảng Cát Lái tăng tới 30%, trong khi hạ tầng cảng đã được xây dựng từ năm 2007, cách đây 15 năm dẫn đến nguy cơ ùn ứ và quá tải.
Ở lĩnh vực tài chính, một số đại diện doanh nghiệp tiếp tục nêu lên sự cần thiết của việc xây dựng đô thị thông minh ở TPHCM, phát triển thị trường chứng khoán ngang tầm khu vực.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đề xuất đầu tư nhiều nhóm dự án quan trọng như trung tâm tài chính, cửa hàng miễn thuế, khu trung tâm mua sắm cao cấp tại trung tâm Thành phố, khu đô thị tài chính thương mại, tổng kho dịch vụ hậu cần logistics tại thành phố Thủ Đức và chương trình giáo dục trí tuệ thông minh AI.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nền tài chính của Thành phố là kênh dẫn vốn rất quan trọng cho cả nền kinh tế. Để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có uy tín, chúng ta cần có các cơ chế chính sách ưu đãi đột phá mang tính cạnh tranh quốc tế. Tương tự, việc phát triển hệ thống vận chuyển hàng hóa một cách chuyên nghiệp trong thời đại kỷ nguyên số, thương mại điện tử và xuất nhập khẩu tăng cao như hiện nay là rất cần thiết để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch Dragon Capital, đề nghị hỗ trợ chi phí kỹ thuật để nghiên cứu sâu hơn về các đề án về trung tâm tài chính quốc tế, thậm chí xây dựng thị trường hàng hóa và các cơ chế mới liên quan đến việc phát triển fintech.
Đánh giá cao những góp ý, hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, TPHCM luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, luôn luôn đứng bên cạnh, kề vai sát cánh và sẵn sàng hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp trong những lúc khó khăn bằng những hành động cụ thể và các chính sách hỗ trợ thiết thực.
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform