FTA thế hệ mới - hy vọng lớn cho xuất khẩu 2020
Nếu dịch Covid-19 được khống chế trong quý II và tận dụng tốt EVFTA, dự báo XK cả năm của Việt Nam vẫn có thể đạt mục tiêu đề ra. Ảnh: N.Linh |
Xuất siêu nhưng không đáng mừng
Theo thông tin Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) công bố mới đây, 15 ngày đầu tháng 4, kim ngạch XK chỉ đạt gần 8,26 tỷ USD, giảm mạnh tới hơn 4,7 tỷ USD so với nửa cuối tháng 3. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/4, tổng kim ngạch XK đạt hơn 71,6 tỷ USD, trong khi NK đạt hơn 69,1 tỷ USD, như vậy Việt Nam vẫn xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD.
Xét riêng XK, suốt từ đầu năm đến nay xu hướng chung là khó khăn. Thậm chí, đánh giá về quý đầu tiên của năm 2020, Bộ Công Thương còn nhấn mạnh, tăng trưởng XK trong quý I/2020 là mức thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay. Tính chung quý I/2020, kim ngạch XK ước đạt 59,1 tỷ USD, chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 5,2%).
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch XK của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch NK từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn XK, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Xét ở góc độ ngành hàng, Hiệp định EVFTA sẽ đem lại tiềm năng thị trường XK lớn cho nhiều ngành như dệt may, da giày, thủy sản… Cụ thể với dệt may, dự báo kim ngạch XK vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung Hiệp định EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. Với ngành da giày khi EVFTA có hiệu lực, tốc độ tăng XK vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào năm 2025 và tổng XK giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%... |
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, nhìn vào “bức tranh” XK hàng hóa, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương cho rằng, trong bối cảnh đại dịch, XK quý đầu năm nay ảm đạm nhất trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2009, XK cả năm tăng trưởng âm song quý I/2009 cũng tăng trưởng cao hơn năm nay. “Đáng chú ý, dù Việt Nam xuất siêu nhưng không phải do XK tăng mạnh mà là do NK sụt giảm, gián đoạn vì dịch bệnh. Xuất siêu trong bối cảnh này không hề đáng mừng”, chuyên gia Lê Quốc Phương nói.
Tuy vậy, vị chuyên gia này nhận định, trong gam màu ảm đạm của XK hàng hóa vẫn lóe lên một vài điểm sáng. Đó là mức tăng trưởng XK của Việt Nam tuy thấp, (0,5% trong quý I), song còn cao hơn nhiều nước bởi các nước rơi vào cảnh tăng trưởng XK âm. Bên cạnh đó, trong khi XK nhiều mặt hàng giảm sút thì vẫn có những mặt hàng tăng trưởng XK, điển hình như điện thoại và linh kiện điện tử; máy móc thiết bị phụ tùng; gỗ và sản phẩm từ gỗ; gạo…
Đáng chú ý, suốt từ năm 2018 đến nay, khối DN trong nước ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ trong XK. Trong khi XK của khối DN FDI sụt giảm thì khối DN trong nước lại tăng lên. Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, trong tổng giá trị XK ước đạt 59,1 tỷ USD của quý I, khu vực khối DN trong nước ước đạt 18,65 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực FDI giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ vọng EVFTA
Nhận định về tình hình XK hàng hóa thời gian tới, Bộ Công Thương cho rằng cũng có những kỳ vọng tích cực. Điển hình như, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm, kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đặc biệt, các ưu đãi của CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất trong nước. Vừa qua, Việt Nam đã tổng kết một năm thực thi Hiệp định CPTPP, theo đó về cơ bản đã đạt được những lợi ích nhất định về thương mại và đầu tư từ Hiệp định này. Tới đây, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (dự kiến vào tháng 7/2020 - PV), sẽ cộng hưởng tạo thành động lực cho DN phát triển bền vững.
Với riêng Hiệp định EVFTA, gần 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế NK sau một lộ trình ngắn. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định: “Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường XK lớn nhất của ta hiện nay”.
Theo chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng: Nếu EU khống chế được dịch Covid-19 trong quý II để bắt đầu quý III, quý IV khôi phục lại hoạt động sản xuất thì EVFTA sẽ là tuyến đường, cánh cửa rộng để đưa hàng sang thị trường EU. Thị trường EU cần NK các mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ, đặc biệt là điện thoại, linh kiện điện tử… Đây đều là các mặt hàng có kim ngạch XK lớn, chủ lực của Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích như vậy, chuyên gia Phạm Tất Thắng nhận định, nếu dịch bệnh Covid-19 được khống chế vào quý II thì dù XK quý II có “bết bát”, Việt Nam mà tận dụng tốt được Hiệp định EVFTA thì vẫn có thể bù đắp được thiệt hại trước đó, “cán đích” như mục tiêu đề ra (tăng trưởng XK năm 2020 là 7-8% so với năm 2019 - PV).
Xung quanh câu chuyện tận dụng các FTA nói chung, EVFTA nói riêng để thúc đẩy XK, theo chuyên gia Lê Quốc Phương, các FTA khác có cam kết giảm thuế khá lâu, giảm ở một số mặt hàng với lộ trình kéo dài hàng chục năm, song EVFTA có mức độ cam kết giảm thuế rất nhanh, mạnh. Nếu tận dụng được Hiệp định này có rất nhiều hy vọng để thúc đẩy XK hàng hóa bởi EU là thị trường lớn, đầy tiềm năng.
Dù vậy, vị chuyên gia này cũng chia sẻ cái nhìn thận trọng rằng, không phải nghiễm nhiên mà Việt Nam có thể hưởng được tiềm năng từ EVFTA bởi EU là thị trường khó tính, đòi hỏi cao về vấn đề chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu đáp ứng về lao động, môi trường… Tất cả những điều này là sức ép để các DN Việt đổi mới, gia tăng sức cạnh tranh. Nhà nước cũng phải có những hỗ trợ kịp thời để giúp DN đạt được điều đó.
Tin liên quan
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hợp tác chặt chẽ Việt Nam – EU trong phát triển bền vững
16:02 | 21/08/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics