Giao ban xúc tiến thương mại định kỳ: “Chắp cánh” hàng Việt vươn xa
Xúc tiến thương mại đúng và trúng | |
Chuyển đổi số xúc tiến thương mại: “Át chủ bài” xuất khẩu thời Covid-19 | |
Doanh nghiệp mong tái khởi động hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống |
Hoạt động giao ban Thương vụ diễn ra hàng tháng có tác động rất tốt tới các ngành hàng XK, điển hình như dệt may, da giày, gỗ... Ảnh: N.Thanh |
Hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời
Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), sáng kiến tổ chức định kỳ “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước” có ý nghĩa khá tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực đang diễn biến rất khó lường.
“Trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều có những chiến lược mới hậu Covid-19 để phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư… nhằm ứng phó với những bất ổn của nền kinh tế. Các DN Việt Nam cũng cần cập nhật các thông tin về chiến lược, yêu cầu mới của thị trường XK. Thông qua hội nghị giao ban, Bộ Công Thương sẽ có những chính sách hỗ trợ cần thiết, tư vấn thông tin, kết nối, giới thiệu hiệu quả hơn cho DN, nhất là với những đơn hàng đòi hỏi cao hơn về các tiêu chuẩn chất lượng tại những thị trường khó tính”, ông Việt nói.
Từ góc độ hiệp hội, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, với ngành rau quả, hiện nay thông tin thị trường từ các Thương vụ còn chưa nhiều, chưa có cập nhật cụ thể nhu cầu, rào cản hay thuận lợi ở từng quốc gia. Thông qua các Thương vụ, DN mong muốn nhất là nắm rõ thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường. Đồng thời với những cuộc giao ban, Thương vụ cũng sẽ nắm được thông tin chuẩn xác hơn, sớm hơn từ chính các DN, từ đó Bộ Công Thương đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho DN XK.
Với ngành hàng dệt may, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean phân tích: trong bối cảnh ngành dệt may đang gặp khó khăn về đầu ra như hiện nay, hoạt động tìm kiếm thị trường mới rất cần thiết. Do đó, việc các Thương vụ họp giao ban hàng tháng là động thái rất tốt. “Trong các buổi họp này, sẽ có nhiều vấn đề được các Thương vụ trình lên lãnh đạo Bộ Công Thương, trong đó không thể thiếu các thông tin về thị trường mới, tiềm năng và những thách thức của mỗi thị trường… Qua đó sẽ giúp DN định hình được thời điểm này thị trường nào đang tốt, ngành hàng nào dễ tiếp cận khai thác…, hoạch định kinh doanh hiệu quả hơn”, ông Việt đánh giá.
Phân tích cụ thể trường hợp thị trường Bắc Âu, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết: các vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu dùng xanh và xu hướng chuyển sang sản xuất bền vững đang là chủ đề nóng trong các diễn đàn của khu vực Bắc Âu, ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng người dân nơi đây. Người tiêu dùng Bắc Âu sẵn sàng trả cao hơn 20-50% cho các sản phẩm có chứng nhận bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội,... Một xu hướng nữa của người tiêu dùng Bắc Âu là các sản phẩm đặc sản, mới lạ, được quảng bá là có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm này thường được gắn với các câu chuyện về vùng, miền. Sản phẩm đủ tiêu chuẩn XK, được đăng ký chỉ dẫn địa lý...
"Trong bối cảnh thế giới luôn biến động không ngừng, thông tin nhanh, nhạy bén là chìa khoá thành công cho DN. Thương vụ đang nỗ lực để trở thành “ăng ten”, "cánh tay" nối dài ra thế giới của DN. Bên cạnh đó, trước đây, khi DN có vấn đề khẩn, Thương vụ sẽ ngay lập tức gửi công văn về Bộ, song quá trình xử lý qua nhiều công đoạn mất thời gian, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Hiện nay, nếu có vấn đề gì phát sinh trong tháng, Thương vụ có thể trực tiếp xin ý kiến tại hội nghị giao ban, rút ngắn quá trình sự lý sự cố của DN”, bà Thuý nói.
Ưu tiên thảo luận vấn đề mới, cấp bách
Bà Nguyễn Hoàng Thúy cho rằng, việc cung cấp thông tin chung của các thị trường, địa phương, hiệp hội nên được tổng hợp thành văn bản cung cấp cho các đại biểu trước để nghiên cứu và chỉ báo cáo tóm tắt, ngắn gọn tại hội trường. Để nâng cao hiệu quả, hội nghị nên bổ sung thêm một số phiên thảo luận các vấn đề nổi bật như việc thay đổi chính sách của các nước có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi DN như thế nào; xu hướng tiêu dùng mới; cơ hội đầu tư, kinh doanh tại địa bàn, các cảnh báo, khuyến cáo… Cần ưu tiên thảo luận các vấn đề mới, cấp bách, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các địa phương, hiệp hội và DN phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK cũng như thu hút đầu tư.
“Bên cạnh đó, nên xem xét để có các cuộc họp giao ban theo chuyên đề. Ví dụ chuyên đề về một khu vực thị trường hoặc một mặt hàng XK cụ thể. Các sự kiện này có thể mời thêm hiệp hội, DN các ngành nghề để trực tiếp lắng nghe kiến nghị, ý kiến của DN. Đồng thời, đây cũng là dịp các Thương vụ có thể chia sẻ trực tiếp về các thay đổi chính sách của thị trường”, bà Thúy nhấn mạnh.
Đánh giá hoạt động giao ban Thương vụ diễn ra hàng tháng rất tốt đối với ngành gỗ nói riêng và các ngành hàng XK khác nói chung, song ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho rằng, những cuộc họp giao ban nên mời thêm các hiệp hội tham gia. Từ đó, các hiệp hội có thể nắm thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất những vấn đề mà DN từng hiệp hội quan tâm.
Để nâng cao hiệu quả công tác thị trường nước ngoài và xúc tiến XK, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho Bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương, phát triển sản xuất và đa dạng hóa thị trường, mặt hàng XK.
Với các hiệp hội, ngành hàng, DN, lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị thường xuyên cập nhật tình hình của DN, chủ động cung cấp thông tin, trao đổi kịp thời với các đơn vị thuộc Bộ và các bộ, ngành liên quan, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó, các DN cần tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các quy định, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn của các bộ, ngành trong tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động XNK, bảo đảm truy xuất nguồn gốc và các quy trình, quy định, yêu cầu, điều kiện của các thị trường ngoài nước và cam kết của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký kết.
Tin liên quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform