“Hiệu đính” các gói hỗ trợ và kiên trì cải cách để kích thích nền kinh tế
Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai |
Thiết kế lại các gói hỗ trợ
Đại dịch Covid-19 đã có những tác động bất lợi, sâu rộng, trực tiếp và gián tiếp đối với kinh tế toàn cầu. Một số nước trên thế giới đã cân nhắc đến nhiều giải pháp dài hơi, bao gồm cả những gói kích cầu quy mô lớn chưa từng có tiền lệ, để tháo gỡ khó khăn.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, một số yêu cầu chính sách quan trọng từ kinh nghiệm ứng xử của nhiều nền kinh tế với đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế bao gồm: bảo đảm hiệu quả phòng chống dịch Covid-19; sản xuất, tiếp cận và phổ biến vắc xin; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số; cân nhắc thời điểm thực hiện các biện pháp kích cầu quy mô lớn và dư địa chính sách cần thiết; thực hiện cải cách thể chế để tăng hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.
“Chúng tôi đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam trong 3 năm tới, giai đoạn 2021-2023 dựa trên 3 kịch bản. Nếu đạt được những đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có thể đạt tới 6,76%/năm giai đoạn 2021-2023, đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Khi ấy, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Đồng thời, bảo đảm các chính sách hướng tới phục hồi kinh tế có sự gắn bó mật thiết với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
Đánh giá về việc xây dựng các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế quốc dân) phân tích, ở cấp độ định hướng vĩ mô, Việt Nam có rất ít dư địa tiền tệ và tài khóa. Các chính sách hỗ trợ thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí nếu dàn trải sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch. Vì vậy, các nỗ lực chính sách nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Số doanh nghiệp tiếp cận và được hỗ trợ tiền tệ còn hạn chế so với mục tiêu đặt ra.
Do vậy, các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch và các rào cản không cần thiết cần được rà soát gỡ bỏ. Bên cạnh đó, do dịch diễn biến khó lường, các gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì và tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Tô Trung Thành, cùng với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Những giải pháp mang tính dài hạn để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng cần được kiên quyết thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. Theo đó, nền kinh tế mới có thể duy trì sản xuất trong đại dịch, hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và tiến tới phát triển bền vững. Do vậy, cần đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.
Kiên trì với những cải cách “dài hơi”
Thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam là khả năng chống chịu của nền kinh tế sẽ như thế nào nếu làn sóng lây nhiễm dịch bệnh trở lại. Theo PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, sức chịu đựng của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào dư địa của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Đòi hỏi Chính phủ phải có những giải pháp quyết liệt hơn để tăng cường sức đề kháng của nền kinh tế, chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài. Từ đó tăng cường tiềm lực để phục hồi kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh được khống chế, không để nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Tại Báo cáo “Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến nghị”, do trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) thực hiện, dựa trên cơ sở đánh giá các chính sách ứng phó với dịch Covid-19 vừa qua của Chính phủ, cũng như căn cứ trong bối cảnh nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh lại tăng cao, nhóm nghiên cứu khuyến nghị, để thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng chống dịch cũng như thiên tai, trong thời gian tới, Chính phủ nên ưu tiên thực hiện biện pháp huy động nguồn lực tài chính. Cụ thể, cần cắt giảm chi thường xuyên tối thiểu 10%, đặc biệt là các chi phí chưa thực sự cần thiết như hội thảo, hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước. Đồng thời, cần tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi (không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp) nếu có từ các tổ chức quốc tế với mục tiêu phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch bệnh và thiên tai. Và phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp trong điều kiện hệ thống tài chính dư thừa thanh khoản như hiện nay...
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại. Chính sách tài khóa cần phải chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Ưu tiên cao nhất là hỗ trợ những người mất việc làm, kể cả khu vực chính thức và phi chính thức, tiếp đến là các hỗ trợ về chi phí đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Các chính sách hỗ trợ lợi nhuận hoặc hàng hóa xa xỉ chưa phù hợp cần được thiết kế lại. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng chính sách, giảm mức thu các loại phí, lệ phí dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch. Các chính sách liên quan đến an sinh xã hội phải được xếp theo thứ tự ưu tiên hàng đầu. Cùng với đó, cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động; đồng thời, giám sát chặt chẽ dòng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, phi sản xuất để đảm bảo cơ cấu tín dụng lành mạnh và an toàn hệ thống trong tương lai.
Còn theo PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang được thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Như đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ - đổi mới sáng tạo, hoàn thiện thể chế, tôn trọng và bảo vệ sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; phát triển khu vực tư nhân đổi mới, năng động, sáng tạo… Những giải pháp mang tính dài hạn này để chuyển đổi căn bản mô hình tăng trưởng, gia tăng chất lượng tăng trưởng cần được kiên quyết thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.
Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) Jacques Morisset: Dịch Covid-19 khiến Việt Nam xuất hiện những nguy cơ tổn thương mới. Cụ thể như: 46% hộ gia đình cho biết thu nhập tháng 12/2020 thấp hơn so với 1 năm trước đó. Các chương trình xã hội hiện nay mới chỉ tập trung vào đối tượng nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia hoặc các nhóm đặc biệt; các chương trình gần đây trong gói hỗ trợ của tháng 4/2020 chưa được thực hiện tốt, chưa đến 1% đối tượng được nhận hỗ trợ… Vấn đề của Việt Nam hiện nay không hẳn là làm bao nhiêu mà là “phải làm hiệu quả hơn”. Doanh nghiệp kỳ vọng các chính sách hỗ trợ cần minh bạch, dễ tiếp cận hơn, đồng thời kiểm soát tốt, chống lại tham nhũng, trục lợi chính sách. Để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch, Việt Nam cần hết sức chú ý đến yếu tố “xanh”, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề không khí, phát tiển năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững.
|
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform