Tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt: Chuyển đổi sang hệ thống thuế hỗn hợp là hướng đi đúng đắn
Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt - Hài hòa giữa điều tiết nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh” tổ chức vào tháng 8/2022 tại Hà Nội. |
Đây cũng được xem là hướng đi phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Nhiều nước cũng đã dịch chuyển từ cơ cấu thuế theo tỷ lệ phần trăm sang cơ cấu hỗn hợp trước khi tiến tới thuế tuyệt đối, đặc biệt là đều ủng hộ việc tăng thuế từng bước, không tăng đột ngột và có lộ trình tăng dài hạn, minh bạch.
Kiểm soát thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả
Chính phủ đã có những chiến lược, mục tiêu tổng thể và kế hoạch đặt ra đối với ngành thuốc lá, được quy định tại Quyết định 508/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/4/2022 về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” và Quyết định 2439/QĐ-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025, cũng như cam kết của Việt Nam” thông qua Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nguyên tắc cơ bản của thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá là xây dựng giá và các biện pháp đánh thuế nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đồng thời, trong số các nước tham gia, trong đó có Việt Nam cũng được khuyến nghị thực hiện Điều 6 của Công ước khung.
Đó là, triển khai hệ thống thuế đơn giản và hiệu quả nhất phù hợp nhu cầu về tài chính và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, xem xét thực hiện hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp với một mức sàn tối thiểu, vì các hệ thống thuế này có nhiều ưu điểm hơn so với hệ thống thuế tương đối đơn thuần.
Chiến lược cải cách thuế TTĐB giai đoạn 2021-2030, Quyết định 508 và Quyết định 2439 nêu rõ: Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ôtô… để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Song song đó, trong “Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020”, Chính phủ cũng yêu cầu kiểm soát thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả. Cụ thể, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, mua bán thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá để ngăn chặn, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu và hỗ trợ trang bị phương tiện, nhân lực cho lực lượng chống buôn lậu.
Có thể thấy, hệ thống thuế mới ngoài việc phải hỗ trợ để đạt các mục tiêu về ngân sách và sức khỏe còn cần phải làm sao cân bằng giữa mục tiêu giảm khối lượng tiêu thụ với các vấn đề kiểm soát thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả; cân đối với việc giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt xã hội mà chính sách mới có thể gây ra như nguy cơ người lao động trong ngành thuốc lá mất việc làm.
Lộ trình tính thuế TTĐB
Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn PwC Việt Nam, trong 3 phương thức đánh thuế TTĐB, hiện trên thế giới, số quốc gia chọn đánh thuế tuyệt đối nhiều nhất (66 quốc gia), tiếp đến là thuế hỗn hợp (61 quốc gia) và thuế theo tỷ lệ phần trăm (47 quốc gia) xét tại thời điểm năm 2018.
Theo PwC, khi sửa đổi thuế TTĐB đối với thuốc lá, việc nghiên cứu thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn từ một số quốc gia là điều cần thiết để chính sách mới khi được ban hành có thể hài hòa được nhiều mục tiêu lớn.
Số liệu năm 2021 từ WHO cũng chỉ ra, các quốc gia có xu hướng chuyển sang áp dụng cơ cấu thuế TTĐB theo thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp (tăng 22,5% từ 102 quốc gia năm 2008 lên 125 quốc gia năm 2018, chiếm 69% số nước trong thống kê). Trong khi đó, số nước áp dụng cơ cấu thuế theo tỷ lệ phần trăm đơn thuần giảm 25% trong giai đoạn trên (từ 55 quốc gia xuống 41 quốc gia).
Theo WHO, thiết kế chính sách thuế thuốc lá cần ưu tiên tính đơn giản và cơ cấu thuế tuyệt đối đơn bậc là cơ cấu thuế tốt nhất vì nó có thể dễ dàng điều chỉnh thường xuyên theo lạm phát và tăng trưởng thu nhập. Đơn giản hóa cơ cấu thuế TTĐB đối với thuốc lá sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, giảm cơ hội tránh và trốn thuế, nâng cao nguồn thu và có tác động lớn hơn đến việc giảm sử dụng thuốc lá.
Trong tương lai, WHO đề xuất các quốc gia hiện đang áp dụng thuế theo tỷ lệ phần trăm như Việt Nam, đầu tiên, nên bắt đầu chuyển sang hệ thống hỗn hợp bằng cách thêm cấu phần thuế tuyệt đối hoặc đưa ra mức thuế TTĐB tối thiểu. Còn các quốc gia đang áp dụng hệ thống hỗn hợp nên xem xét việc tăng cấu phần thuế tuyệt đối chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thuế TTĐB trước khi chuyển sang một hệ thống thuế tuyệt đối thuần túy.
Theo đánh giá của PwC Việt Nam, một cơ cấu thuế hiệu quả là cơ cấu có khả năng cân bằng các mục tiêu sức khỏe và tạo ra nguồn thu thuế bền vững đồng thời kiểm soát được việc tiêu dùng thuốc lá bất hợp pháp.
Trên cơ sở phân tích chính sách thuế TTĐB hiện hành của Việt Nam, các mục tiêu của Chính phủ và trên cơ sở tham khảo chính sách thuế của một số quốc gia điển hình, báo cáo của PwC Việt Nam cho rằng đã nêu một số phương án cải cách cơ cấu thuế TTĐB cùng với lộ trình thực hiện trong thời gian ngắn hạn và định hướng dài hạn. trong đó phương án 1 là chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp sau đó tăng dần thành phần tuyệt đối và giảm dần thành phần tương đối. Trong tương lai, khi phù hợp sẽ chuyển sang hệ thống thuế tuyệt đối đơn bậc. Còn phương án 2 là chuyển sang hệ thống thuế tuyệt đối đa bậc (4 bậc), sau đó thu hẹp dần số bậc để trở thành hệ thống tuyệt đối đơn bậc.
Mỗi phương án nêu trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung, PwC Việt Nam cho rằng phương án 1 là phương án hợp lý hơn cho Việt Nam, phù hợp với định hướng cải cách của Bộ Tài chính.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, bà Đinh Thị Quỳnh Vân đề xuất, cần tăng thuế có lộ trình, minh bạch, mức tăng nên cao hơn tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt, tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá cần được thực hiện từng bước, với mức độ vừa phải; kế hoạch tăng thuế TTĐB cần phải có lộ trình hợp lý và có tính định hướng dài hạn nhằm đạt được một cách hài hòa mục tiêu Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng, nhưng cũng giúp đảm bảo sự ổn định trong thu ngân sách nhà nước, hạn chế sự gia tăng đột biến của thuốc lá lậu, từ đó hỗ trợ chuyển đổi ngành thuốc lá chuyển đổi sang cơ cấu sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ít độc hại hơn.
Tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt - Hài hòa giữa điều tiết nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh” tổ chức vào tháng 8/2022 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) đã đề xuất phương án sửa đổi theo lộ trình hai năm đầu thực hiện phương pháp thuế hỗn hợp - tương đối và tuyệt đối, bên cạnh thuế suất 75% có thể tăng thêm mức thuế tuyệt đối từ 1.000 đồng/bao. Tiếp đến sẽ nâng dần theo lộ trình 2 năm tiếp theo nâng từ 1.000 đồng/bao lên 1.500 đồng/bao và sẽ điều chỉnh tăng lên 2.000 đồng/bao từ năm thứ 5. |
Tin liên quan
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
20:03 | 18/09/2024 An ninh XNK
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform