Thị trường bất động sản sẽ dần ấm lên và ổn định?
Quang cảnh Tọa đàm. |
Thị trường bất động sản: Đầu năm bùng nổ, cuối năm trầm lắng
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nền kinh tế Việt Nam đã bước qua năm 2022 với dấu hiệu phục hồi rõ nét sau đợt tàn phá bất ngờ bởi dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh cảnh nền kinh tế nêu trên, thị trường BĐS Việt Nam năm 2022 đã diễn biến với 2 “gam màu" khác biệt: “đầu năm bùng nổ, cuối năm trầm lắng”.
Đầu năm thị trường BĐS phát triển nóng, sốt đất xảy ra rầm rộ ở nhiều mức độ khác nhau tại các địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường… kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch, môi giới bất động sản.
Tuy nhiên, từ cuối quý 2/2022, thị trường bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu DN,... đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn.
Tình trạng này không chỉ kéo dài một hai tháng mà đã diễn ra trong suốt nửa cuối năm 2022 và càng về sau thì “sức khoẻ” thị trường cũng như cộng đồng DN càng suy giảm.
Ông Hà cũng nhấn mạnh, ngoài ra, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên nhiều DN BĐS “đói vốn”, phải tạm dừng triển khai dự án, thanh toán hoa hồng cho các sàn giao dịch bằng sản phẩm bán hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, lên đến hơn 30% giá hợp đồng nếu thanh toán ngay.
“Thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn. Nhìn chung, thị trường BĐS đang trong trạng thái bình thường, nhưng bị bắt phải “giảm ăn, giảm oxy để thở và giảm bơm máu” nên rất dễ bị rơi vào tình trạng “đột quỵ”, ông Hà nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục có những giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thị trường sẽ dần ấm lên và hoạt động ổn định. Nguồn cung trong tương lai từ một lượng lớn các dự án giá trị ước đạt khoảng 30 tỷ USD được các DN đầu tư trên cả nước, đặc biệt là các dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội,... sẽ dần được đưa vào thị trường ngay khi các chính sách vĩ mô được điều chỉnh..
Bên cạnh đó, các DN BĐS đã và đang nỗ lực tái cấu trúc, tái cơ cấu tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh về đầu tư, sản phẩm hướng đến nhu cầu thực.
Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện vào cuối năm 2023
Dự báo thị trường trong năm 2023, chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Chánh Văn phòng Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, về nguồn cung nhà ở, thời điểm đầu năm không có nhiều thay đổi. Nếu chính sách vĩ mô được điều chỉnh như kỳ vọng thì bắt đầu từ cuối quý 1/2023, những dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang triển khai dở dang, vướng mắc ở giai đoạn trước khả năng sẽ được khơi thông, đẩy vào thị trường một nguồn cung mới. Càng về cuối năm nguồn cung phù hợp nhu cầu thị trường càng được cải thiện.
Đối với nguồn cung BĐS du lịch nghỉ dưỡng, nhiều khả năng sẽ giảm, chỉ các chủ đầu tư có đủ nguồn lực mới có khả năng phát triển, trong khi đó, đối với nguồn cung BĐS công nghiệp, đại diện Hội Môi giới BĐS cho rằng vẫn tiếp tục có các dự án được triển khai, nhưng nguồn cung phát triển thêm các dịch vụ có thể bị tạm ngừng do hoạt động sản xuất tại nhiều khu công nghiệp bị ảnh hưởng.
Về phía lực cầu, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh cho rằng, đối với BĐS nhà ở, cầu cũ chưa được đáp ứng tiếp tục duy trì, nhưng có thể giảm do thu nhập và việc làm khó. Trong khi đó, lực cầu mới sẽ tăng tại các địa phương, khu vực được đầu tư phát triển hạ tầng, giao thông, đô thị.
“Với lực cầu thương mại và bán lẻ, sau một thời gian “ốm nặng” vì đại dịch covid và “sức khỏe” của ngành đã hồi phục thì chắc chắn sẽ có sức bật trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam và du lịch phục hồi”, ông Quỳnh nhận định.
Ông Quỳnh cũng cho rằng, năm 2023, cầu BĐS công nghiệp sẽ có tín hiệu khả quan, lực cầu có thể được duy trì, trong khi đó, cầu BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, mặc dù nhu cầu đầu tư cao nhưng thực tế giảm vì vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch.
“Nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Các công ty còn hoạt động trong lĩnh vực này phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm bộ máy nhân sự hoặc một nhân sự kiêm 2 đến 3 công việc để có thể sinh tồn. Thậm chí có DN giảm đến 60-70% lượng nhân sự và cắt giảm lương, nhiều công ty buộc phải cho nhân viên nghỉ Tết sớm” Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch HIệp hội BĐS VIệt Nam. |
Tin liên quan
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform