Xuất khẩu rau quả: Khởi sắc xen lẫn âu lo
Tăng trưởng xuất khẩu rau quả năm nay chưa bằng 1/4 năm trước | |
Xuất khẩu rau quả đạt 10 tỷ USD | |
Dù chững lại, xuất khẩu rau quả vẫn sẽ đạt trên 4 tỷ USD | |
Xuất khẩu rau quả gặp khó những tháng cuối năm? |
Việt Nam còn nhiều dư địa để thúc đẩy XK rau quả. Ảnh: N.Thanh. |
Đảo chiều
Trải qua gần nửa năm, XK rau quả đã có những biến chuyển rõ rệt theo chiều hướng dần tích cực. Nếu như 3 tháng đầu năm, tổng giá trị XK rau quả chỉ đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018 thì tính đến hết tháng 5, tình hình đã đảo chiều.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), XK rau quả 5 tháng đầu năm ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường NK rau quả của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với 74,26% thị phần; tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 3,16%; Hàn Quốc chiếm 3,03%; Nhật Bản chiếm 2,53%... Đáng chú ý, các thị trường có giá trị XK rau quả tăng mạnh là Australia tăng 39,9%; Hà Lan tăng 29,22%; Hàn Quốc tăng 25,53% và Pháp tăng 24,81%.
Gần đây, XK rau quả Việt đón nhận những thông tin khá khả quan. Điển hình có thể kể đến ngày 18/4, lô xoài đầu tiên của Việt Nam đã XK sang thị trường Hoa Kỳ với khối lượng 8 tấn. Xoài chính thức trở thành loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam XK sang thị trường Hoa Kỳ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long. Đây là kết quả của quá trình đàm phán gian nan suốt 10 năm. Quả xoài muốn XK phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ… Mở cửa thị trường Hoa Kỳ đã tạo thêm cơ hội không nhỏ cho xoài Việt sau khi mặt hàng này đã được XK tới hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
Với riêng thị trường Trung Quốc, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin thêm: Cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã cấp phép NK măng cụt của Việt Nam. Đây là loại trái cây thứ 9 được XK chính ngạch vào thị trường này (sau thanh long, vải, dưa hấu, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm). Riêng trong 4 tháng đầu năm nay, giá trị NK rau quả của thị trường Trung Quốc đã tăng lên 3,1 tỷ USD, vượt 26% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng nhanh nhất là măng cụt (tăng 600%). Dự báo, năm 2019 thị trường Trung Quốc sẽ NK trái cây với giá trị vượt 10 tỷ USD.
Đổi thay để đáp ứng yêu cầu
Bên cạnh những tín hiệu khả quan, nhìn nhận tổng thể câu chuyện XK rau quả của Việt Nam còn không ít điểm đáng lo ngại, đặc biệt là những khó khăn đặt ra từ thị trường Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản-Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: Thời gian qua, phía Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy định đối với nông sản Việt Nam khi XK vào thị trường này. Hiện, trái cây XK sang Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy định về an toàn nguyên liệu thực phẩm; đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã số vùng, địa danh của nông sản với Hải quan Trung Quốc. Bên cạnh đó, các đơn vị NK phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc kèm theo nhãn mác; sản phẩm phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật bao gói, điều kiện vệ sinh, không nhiễm côn trùng hại… Đáng chú ý, Trung Quốc đã có một số thay đổi trong giám sát XNK hoa quả vào nước này. Cụ thể, từ ngày 1/10/2019, thực phẩm NK vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước XK cấp cho các lô hàng. Một số chuyên gia đánh giá, với sự phụ thuộc quá lớn, chỉ cần bất cứ động thái đổi thay nào từ thị trường Trung Quốc đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến XK rau quả của Việt Nam, tạo khó khăn cho mục tiêu XK rau quả đặt ra trong năm 2019 cũng như tương lai xa hơn.
Trên thực tế, nhìn nhận trên bình diện rộng, Việt Nam hiện tham gia vào thị trường XK trái cây quốc tế mới chỉ chiếm 1,4 - 1,5% giá trị NK của thế giới. Dư địa khai thác thị trường còn rất lớn. Vì vậy, bớt dựa dẫm vào thị trường Trung Quốc, rau quả Việt Nam hoàn toàn vẫn có không ít cơ hội để kiếm tìm, thúc đẩy XK sang các thị trường khác.
Xung quanh câu chuyện XK nông sản nói chung, rau quả nói riêng, theo ông Trần Duy Đông-Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại nhằm tăng khả năng kết nối phục vụ lưu thông hàng hóa; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đặc biệt là hoạt động XK, phân phối hàng hóa... "Các DN, các hợp tác xã trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản cũng phải đáp ứng đúng quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo đủ yêu cầu về sản phẩm của phía NK, góp phẩn đẩy mạnh tiêu thụ nông sản vào thị trường nhiều tiềm năng", ông Đông nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, không riêng thị trường Trung Quốc mà với bất cứ thị trường nào, đáp án của thành công vẫn là phải đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, cần đổi thay để đáp ứng được yêu cầu mà thị trường đặt ra. |
Tin liên quan
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
11:00 | 24/09/2024 Xe - Công nghệ
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform