Đề nghị sớm trình Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu ngân sách
4 mục tiêu, 7 giải pháp trong dự toán ngân sách 2023 | |
Phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách trong kế hoạch tài chính giai đoạn 2023-2025 | |
Thu ngân sách nội địa đạt kết quả cao |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023. Ảnh: Quochoi.vn |
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Dự thảo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2023.
Theo đó, về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, nhiều ý kiến cho rằng, thu NSNN năm 2022 vượt dự toán khá lớn cho thấy công tác dự báo còn chưa sát với tình hình thực tế, đề nghị cần đánh giá lại khả năng thu NSNN cho phù hợp.
Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm để đánh giá tình hình thu ngân sách tích cực hơn, làm căn cứ xây dựng dự toán thu NSNN năm sau sát với tình hình thực tế.
Tiếp thu ý kiến cho rằng, cơ cấu tăng thu NSNN chưa bền vững; tăng thu nội địa thấp, tăng thu chủ yếu từ tiền sử dụng đất, từ dầu thô, trong khi thu từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp hụt thu lớn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu ngân sách, tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng các giải pháp thực hiện giai đoạn 2021-2025 gắn với trách nhiệm người đứng đầu; sớm phê duyệt, điều chỉnh đề án tái cơ cấu doanh nghiệp; ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, chuyển nguồn lớn; giảm vốn của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến năm 2023 để phù hợp với khả năng giải ngân.
Tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quyết liệt triển khai, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, xin Quốc hội cho phép kéo dài sang năm 2023 nguồn kinh phí còn dư, chưa giải ngân hết của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Đối với tình trạng nhiều địa phương, bộ, ngành đề nghị được trả lại vốn ODA, Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ, căn cơ hơn trong việc yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án ODA, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện, nghiên cứu chế tài xử lý đối với các trường hợp trả lại kế hoạch vốn hằng năm do nguyên nhân chủ quan.
Về dự toán NSNN năm 2023, một số ý kiến cho rằng, dự toán tổng thu cân đối NSNN được xây dựng chỉ tương đương với ước thực hiện năm 2022 (chỉ tăng khoảng 0,4%) là chưa phù hợp với tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh dự kiến tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 6,5%, lạm phát khoảng 4% và đề nghị dự toán thu năm 2023 ở mức cao hơn để có nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, giảm bội chi NSNN.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như sự biến động khó lường của giá dầu, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu hạ nhiệt trong những tháng gần đây, để bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia, tránh rủi ro khi dự toán thu không đạt, ảnh hưởng tới nhiệm vụ chi NSNN, đồng thời bảo đảm kịp thời phân bổ, giao dự toán năm 2023, tránh xáo trộn quá lớn dự toán thu của các địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép giữ như phương án Chính phủ trình.
Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, trong trường hợp thu ngân sách trung ương năm 2023 vượt so với dự toán, đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ theo hướng bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định và ưu tiên giảm bội chi NSNN. Nội dung này thể hiện cụ thể tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. Ảnh: Quochoi.vn |
Đối với ý kiến đề nghị cần điều chỉnh tăng lương cơ sở từ ngày 01/01/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương; có ý kiến đề nghị tăng 12,5% chi cho đối tượng trợ cấp hàng tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy nếu áp dụng tăng lương từ 01/01/2023 đúng vào thời điểm đầu năm gần với Tết dương lịch và Tết âm lịch. Đây là thời điểm nhạy cảm, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây áp lực đối với việc kiểm soát lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Hơn nữa, tại Kết luận số 42-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương, sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương đã đồng ý điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đề nghị của Ban cán sự Đảng Chính phủ và thời điểm áp dụng từ 01/7/2023. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu theo đúng tinh thần Kết luận số 42-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương và đúng theo Tờ trình Chính phủ.
Một số ý kiến cho rằng, trong điều kiện kinh tế vĩ mô khá ổn định, tăng trưởng đạt 6-6,5%GDP ở mức khá, có thể rút gọn một số chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội để giảm bội chi, giảm áp lực lạm phát và dành dư địa, nguồn lực cho phát triển bền vững trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội ban hành và thực hiện trong năm 2022-2023.
Nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được giải ngân chủ yếu trong năm 2023, từ đó sẽ có tác động tích cực tới sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời sẽ có đánh giá, tổng kết việc triển khai, thực hiện Chương trình gửi đại biểu Quốc hội khi kết thúc. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép chưa xem xét rút gọn một số chính sách của Chương trình tại thời điểm này.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình ý kiến đại biểu nêu về thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSTƯ giai đoạn 2021-2025 giữa các nhiệm vụ, dự án trong nội bộ của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; việc thay thế, bổ sung dự án mới vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý về từ ngữ, kỹ thuật văn bản thể hiện trong Dự thảo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2023.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 sau khi tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội gồm 5 Điều, 4 Phụ lục. Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 451 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết, chiếm 90,56 %. Như vậy Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đã chính thức được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.620.744 tỷ đồng. 2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.076.244 tỷ đồng. 3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% tổng sản phẩm trong nước (GDP), bao gồm: bội chi ngân sách trung ương là 430.500 tỷ đồng, tương đương 4,18% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 25.000 tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP. 4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 648.213 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
09:14 | 24/09/2024 Hải quan
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
15:05 | 24/09/2024 An ninh XNK
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform