Thách thức từ RCEP là động lực để Việt Nam vượt lên trên các cam kết
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). |
Việc gia nhập RCEP mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thiếu những thách thức. Bà có thể cho biết rõ hơn những thách thức này?
RCEP là một hiệp định mới với nhiều cơ hội nhưng thách thức mang lại còn lớn hơn. Những lo ngại về thách thức do RCEP mang lại đều tập trung ở 2 yếu tố, thứ nhất những đối tác lớn của RCEP đều là những đối tác mà hiện nay chúng ta đang nhập siêu rất lớn và có cơ cấu nền kinh tế khá tương đồng để cạnh tranh với Việt Nam nên thách thức từ nhập siêu có thể là rất lớn trong tương lai. Thứ hai, RCEP mặc dù là một hiệp định thương mại thế hệ mới nhưng những yêu cầu và tiêu chuẩn ở trong RCEP lại thấp hơn những hiệp định mà chúng ta vừa mới tham gia gần đây như CPTPP và EVFTA. Chính vì vậy, có những lo ngại cho rằng những tiêu chuẩn thấp ở trong RCEP có thể khiến cho Việt Nam mất đi động lực để cải cách về mặt thể chế. Ngoài ra, những yêu cầu không quá cao từ các đối tác của RCEP có thể làm cho doanh nghiệp mất đi động lực và mối quan tâm cần thiết trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường thế giới. Doanh nghiệp chỉ cần dễ dãi, tự bằng lòng với những yêu cầu trong RCEP sẽ rất nguy hiểm.
Thách thức nữa đó là gia tăng nhập siêu. Bởi ngành sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn nhất là hàng hóa từ các nước khác có thể đưa vào Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn. Nếu doanh nghiệp từ các đối tác trong RCEP không điều chỉnh giá trước thuế nhập khẩu, thì hàng của họ vẫn sẽ cạnh tranh hơn về giá khi vào Việt Nam và có thể gây áp lực đối với nhập siêu.
Gia tăng nhập siêu một mặt có thể gây áp lực đối với cán cân thanh toán và thị trường ngoại hối, qua đó ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô và dư địa chính sách tiền tệ ở Việt Nam – điều luôn được quan tâm trong những thập niên gần đây. Mặt khác, ngay cả khi gia tăng nhập siêu từ RCEP có thể được bù đắp bởi thặng dư thương mại từ các thị trường khác, rủi ro hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra lẩn tránh thuế vẫn hiện hữu, qua đó ảnh hưởng đến lựa chọn điều hành xuất khẩu ở cả cấp chính sách và cấp doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đang có ưu thế cạnh tranh một cách tương đối so với Trung Quốc nhờ Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và các Hiệp định ASEAN+1. Với RCEP, Trung Quốc có thêm ưu đãi thuế quan khi XK vào các thị trường này và sẽ gia tăng cạnh tranh hơn nữa với Việt Nam và các nước ASEAN. |
Liệu điều này có nghĩa là RCEP có đòi hỏi cao hơn về hoàn thiện thể chế thương mại và đầu tư cao hơn so với CPTPP hay EVFTA không thưa bà?
Nếu xét từ cam kết các yêu cầu là thấp hơn nhưng xét về nhu cầu của mình thì chúng ta không nên chỉ dừng lại ở cam kết mà cần đáp ứng cao hơn cam kết để tận dụng được các cơ hội. Ví dụ để tận dụng được cơ hội về thuế quan thì các thủ tục sẽ phải thuận lợi hơn, với sức ép và thách thức từ RCEP lại là động lực để vượt lên trên các cam kết chứ không chỉ dừng lại ở các yêu cầu như trong cam kết.
Vậy theo bà trước những thách thức trên, Chính phủ cùng các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị như thế nào?
RCEP thúc ép chúng ta phải có những thay đổi. Đối với cơ quan nhà nước thì câu chuyện làm thế nào để cân bằng được các hoạt động thương mại cũng như làm thế nào thu hút được đầu tư có chất lượng từ RCEP để từ đó có thể tận dụng hiệu quả không chỉ RCEP mà cả các hiệp định thương mại khác là điều bắt buộc phải làm.
Với những sức ép từ RCEP thúc đẩy các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành phải làm nhanh hơn, mạnh hơn tái cơ cấu kinh tế, xây dựng một chính sách công nghiệp rõ ràng, xác định cụ thể những ngành công nghiệp ưu tiên cũng như những biện pháp cần thiết để thúc đẩy các chính sách công nghiệp vốn đang dậm chân tại chỗ từ nhiều năm nay.
Từ việc xác định ngành công nghiệp mũi nhọn rồi mới xác định những ngành công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp đó sẽ phải thực hiện như thế nào.
Cần cải cách môi trường kinh doanh để làm sao giải phóng hiệu quả nhất và có ý nghĩa thực chất nhất để giải phóng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bởi những cạnh tranh từ đối tác RCEP sẽ mạnh hơn nhiều không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở cả thị trường nước ngoài nữa. Ví dụ, với Nhật Bản, trước đây khi chưa có RCEP chúng ta không phải cạnh tranh quá lớn với Trung Quốc do chúng ta có ưu thế của những hiệp định đã có với Nhật Bản nhưng một khi RCEP có hiệu lực Trung Quốc sẽ có những lợi thế và sức ép cạnh tranh ở những thị trường này sẽ lớn hơn.
Ngoài ra cũng cần kiểm soát tốt dòng vốn đầu tư nước ngoài để thu hút được dòng vốn đầu tư tốt và chuỗi sản xuất đang chuyển dịch dưới tác động của căng thẳng thương mại hay Covid-19 trên thế giới. Có thể sẽ xuất hiện các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trá hình vào Việt Nam sẽ là sức ép để Chính phủ, các bộ ngành địa phương phải thay đổi trong cách thức kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bởi tuy cơ chế và quy trình chúng ta đã có đủ nhưng thực thi lại chưa tốt. Chúng ta không thể lựa chọn nhà đầu tư theo quốc tịch mà cần nhìn vào các yếu tố tiêu chuẩn kĩ thuật khác để chúng ta thẩm định và lựa chọn được đúng các nhà đầu tư. Đấy là những vấn đề mà Chính phủ sẽ cần làm.
Còn về phía doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhanh hơn và đầy đủ hơn chứ không phải với một tầm nhìn ngắn hạn như trước đó. Bản thân các doanh nghiệp cũng nhận ra rằng ở thời đại hiện nay kinh doanh không phải kinh doanh với một thị trường và kinh doanh với thế giới. Những thị trường tưởng dễ tính đã không còn dễ tính, doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng với các yếu tố mới. Đấy là những yếu tố để phát triển bền vững.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
11:00 | 24/09/2024 Xe - Công nghệ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform