Hàng giả trong kiện hàng nhỏ gây khó khăn cho cơ quan thực thi
Công chức Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội) giám sát hàng hóa qua máy soi, tháng 2/2023. Ảnh: Ngọc Linh |
Sự thật đang diễn ra
Hoạt động mua bán trên các sàn TMĐT, mạng xã hội cũng như qua các ứng dụng mua hàng trên thiết bị điện tử tăng mạnh trong những năm gần đây, trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ trên toàn thế giới. Chỉ cần ở nhà với chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng có thể mua đủ mọi sản phẩm hàng hóa, từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thiết bị đồ dùng gia đình đến đồ công nghệ, điện tử, sách, hoa, quà tặng, thực phẩm... Tuy nhiên, một số người mua sắm không may mắn đã mua phải hàng giả, vì các hình thức lừa đảo người tiêu dùng cũng ngày càng nhiều và phức tạp trên TMĐT.
Theo số liệu tại hội thảo phòng chống hàng giả khu vực ASEAN do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Dự án IP Key SEA – Dự án về SHTT do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ tổ chức ngày 7/11/2024, kết quả khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) với 1.000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN cho thấy, có tới 88% người tiêu dùng đã nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Bên cạnh đó, có tới 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả. Đặc biệt cứ 4 người tiêu dùng thì có 1 người biết hàng đó không phải là hàng chính hãng.
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer (Hoa Kỳ), Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới. Còn theo khảo sát của Dự án IP Key SEA, Việt Nam, được coi là một trong những nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Cụ thể, TMĐT của Việt Nam đã tăng từ 11 tỷ USD vào năm 2021 lên 16 tỷ USD vào năm 2023 và dự báo năm 2025 sẽ đạt 24 tỷ USD. Giá trị thị trường TMĐT Việt Nam được dự báo sẽ đạt 60 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia (160 tỷ USD), ngang bằng Thái Lan và Philippines. Năm 2024, các nền tảng TMĐT lớn nhất Việt Nam dự kiến đạt doanh thu và doanh số bán hàng vượt 12,5 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 35% so với năm 2023. |
Ông Anthony Manuguerra, Chuyên gia thực thi, Đài Quan sát châu Âu về vi phạm quyền SHTT (EUIPO) cho rằng, sàn TMĐT trở thành một trong những kênh buôn bán của hàng giả tại ASEAN do việc kiểm soát hàng hóa vi phạm SHTT qua biên giới chưa được hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển phức tạp của thương mại, live streaming và việc áp dụng AI/ thực tế ảo gây khó khăn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến…
Ông Anthony Manuguerra nhấn mạnh, giao dịch qua sàn TMĐT chủ yếu là các kiện hàng nhỏ, được vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất, điều này đang là cơ hội cho hàng giả “giấu mình” để hoạt động xuyên biên giới. Qua các vụ việc được kiểm tra và thu giữ tại châu Âu, các cơ quan thực thi nhận ra rằng, những kiện hàng nhỏ mua bán trực tuyến và hàng biếu tặng của những người đi du lịch vận chuyển bằng phương thức chuyển phát nhanh đang là môi trường tiềm năng để hàng giả “núp bóng”.
Ngoài ra, những kẻ làm giả hàng hóa sử dụng chiến thuật chung trên nhiều nền tảng như: chương trình tiếp thị liên kết; sử dụng nền tảng TMĐT chéo để thu hút khách hàng; thường hoạt động ở những khu vực có Luật SHTT lỏng lẻo. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho các DN chân chính bảo vệ thương hiệu và khiến cơ quan chức năng khó có thể hành động.
Hợp tác là chìa khóa phát hiện tốt hơn
Theo ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ, việc quản lý chất lượng hàng hóa bán trên các sàn TMĐT là bài toán đau đầu, cần phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng. Đáng chú ý, các cơ quan chức năng đang gặp một số khó khăn khi xử lý hàng nhái, hàng giả trong môi trường TMĐT.
Ví dụ, khó xác định chủ thể thực hiện hành vi. Cụ thể khi mua bán, khách hàng có thể thấy hiển thị địa chỉ của nơi bán, nhưng khi cơ quan có thẩm quyền đến địa chỉ đó thì trong hầu hết các trường hợp, nơi đó không phải là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh, hay còn gọi là địa chỉ “ma”.
Ông Ninoslav Babíc, Cố vấn cấp cao, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Cộng hòa Croatia cho biết, hàng hóa giao dịch trên các nền tảng TMĐT thường có sự khác biệt về giá. Ngoài ra, từ các vụ việc vi phạm SHTT được phát hiện đều chỉ ra, hàng trị giá thấp đóng trong các kiện hàng nhỏ giao dịch trên TMĐT đang chiếm tỷ trọng lớn.
Khi các mặt hàng vi phạm được phát hiện, cơ quan thực thi như: Cảnh sát, Hải quan lại không có thông tin đến từ các thị trường nguồn gốc của mặt hàng (vận đơn, số liệu vận chuyển, xuất xứ, đặc tính mặt hàng...) để đưa ra mức xử lý phù hợp. Đặc biệt, khi xác định là hàng giả thì vấn đề lưu kho và tổ chức tiêu hủy cũng khiến lực lượng thực thi “đau đầu”.
Bởi nhiều quốc gia quy định chi phí lưu kho và tiêu hủy thuộc về lực lượng thực thi phải chịu. Thậm chí đối với những sản phẩm do thời gian xử lý kéo dài hoặc phải bảo quản trong điều kiện tốt dẫn tới khoản chi phí lưu kho lớn đã gây khó cho cơ quan thực thi khi triển khai các hoạt động bắt giữ đối với các kiện hàng nhỏ.
Ông Fabrice Ferrono, Cố vấn SHTT khu vực ASEAN, đại diện INPI dịch vụ kinh tế và tài chính Pháp cho ASEAN- Đại sứ quán Pháp tại Singapore chia sẻ, cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới cũng đã cảnh báo. Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã thực hiện nhiều hoạt động để giải quyết việc bán sản phẩm giả trên mạng, bao gồm cả ở ASEAN.
Các Chính phủ ở ASEAN cũng đang tập hợp các bên liên quan để chống lại việc bán hàng giả trực tuyến. Kế hoạch hành động quyền SHTT giai đoạn 2016 - 2025 của ASEAN nhấn mạnh 2 vấn đề. Đầu tiên là việc tạo ra trao đổi thông tin để thực thi trực tuyến, dữ liệu là chìa khóa để chống lại những kẻ giả mạo. Nếu các chính phủ trong ASEAN chia sẻ dữ liệu quan trọng về mô hình vi phạm trực tuyến quyền SHTT, tội phạm không thể trốn tránh bằng cách chuyển hoạt động sang các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu thương hiệu có thể đóng góp vào việc trao đổi thông tin. Việc chia sẻ dữ liệu còn đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng cao cho cơ quan Hải quan để có thể đánh giá toàn diện rủi ro vi phạm quyền SHTT.
Nội dung khác là việc tạo ra các hướng dẫn của ASEAN về thực thi trực tuyến. Các hướng dẫn sẽ giúp hài hòa cách tiếp cận chống hàng giả trực tuyến trên toàn khu vực. Một cách tiếp cận nhất quán của các nước ASEAN sẽ giúp chủ sở hữu thương hiệu và người tiêu dùng dễ dàng xác định hàng giả và báo cáo lạm dụng hơn.
Trong đó, khi các nước ASEAN áp dụng nhiều sáng kiến như Cơ chế một cửa ASEAN sẽ là cơ sở pháp lý cho một cơ sở dữ liệu trung tâm để ghi lại các đơn yêu cầu hành động hành quan và tạm giữ hàng hóa xâm phạm quyền SHTT cũng như sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan Hải quan, ông Fabrice Ferrono nhấn mạnh.
Tin liên quan
Giải pháp xây dựng mô hình cửa khẩu số
09:30 | 12/11/2024 Hải quan
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
09:40 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 11/2024
09:51 | 12/11/2024 Hải quan
Phó Thủ tướng gửi Thư khen lực lượng triệt phá vụ kinh doanh 6.370 điện thoại giả
10:38 | 12/11/2024 An ninh XNK
Bắt đối tượng vận chuyển gần 6kg ma túy các loại
10:30 | 12/11/2024 An ninh XNK
Công ty Cổ phần Đầu tư HTK bị cưỡng chế vì nợ thuế trên 23 tỷ đồng
08:40 | 12/11/2024 An ninh XNK
Nhận chở 19.000 bao thuốc lá lậu với tiền công 1,5 triệu đồng
08:33 | 12/11/2024 An ninh XNK
Liên quan vụ buôn lậu kim cương: Tạm giam 2 đối tượng nữ
20:17 | 11/11/2024 An ninh XNK
Thu giữ hơn 10.000 đôi tất có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại Hà Nội
14:32 | 11/11/2024 An ninh XNK
Kiểm soát hàng giả trên thương mại điện tử, "lộ" nhiều vi phạm
07:49 | 11/11/2024 An ninh XNK
Một doanh nghiệp bị cưỡng chế vì khoản nợ thuế hơn 5,9 tỷ đồng
21:52 | 10/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 10 tấn vải và nguyên phụ liệu không chứng từ
15:20 | 10/11/2024 An ninh XNK
Hải quan Lạng Sơn: Kiểm soát chặt các mặt hàng xuất nhập khẩu dịp cuối năm
10:08 | 10/11/2024 An ninh XNK
Tìm chủ 59 container máy móc, thiết bị tồn tại cảng
16:59 | 09/11/2024 An ninh XNK
Khởi tố vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới xảy ra tại Hà Nam
10:25 | 09/11/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Bộ phận, linh kiện lắp ráp thiết bị đạp xe trong phòng tập thể chất phù hợp nhóm 95.06
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
Phó Thủ tướng gửi Thư khen lực lượng triệt phá vụ kinh doanh 6.370 điện thoại giả
Bắt đối tượng vận chuyển gần 6kg ma túy các loại
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan