Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
Nguồn: Báo cáo tài chính 9 tháng các doanh nghiệp bảo hiểm. Biểu đồ: H.Dịu |
Vẫn có dấu hiệu khởi sắc
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm hiện có 85 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 32 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến ngày 31/10, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường hơn 434,4 tỷ đồng cho các khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã ghi nhận 103 trường hợp tử vong và thương tật của khách hàng. Tổng số tiền ước tính phải chi trả quyền lợi bảo hiểm là khoảng 21,25 tỷ đồng. Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận khoảng 14.772 thông tin thiệt hại về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm xe cơ giới và các nghiệp vụ khác bao gồm bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm nông nghiệp. Qua đó, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã tạm ứng bồi thường là 416,7 tỷ đồng. |
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 10 tháng ước đạt 184.231 tỷ đồng, giảm 0,3 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 65.027 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 119.204 tỷ đồng, giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước.
Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 71.118 tỷ đồng, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm trước; tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 841.183 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng trưởng nêu trên cho thấy ngành bảo hiểm đã ghi nhận sự phục hồi rõ rệt, do các doanh nghiệp đã liên tục triển khai các hoạt động hướng về khách hàng như đơn giản hóa quy trình, giới thiệu các sản phẩm đa dạng phù hợp với các phân khúc khác nhau, nâng cao quyền lợi bảo vệ, chăm sóc khách hàng…
Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy có sự trái chiều trong tăng trưởng.
Với “ông lớn” Tập đoàn Bảo Việt, luỹ kế 9 tháng, tổng doanh thu tại báo cáo tài chính hợp nhất đạt 42.122 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.965 tỷ đồng và 1.619 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 14,7% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, tại báo cáo tài chính công ty mẹ Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt 982 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 23,3%. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 40,1%. Qua đó, tổng doanh thu của Bảo hiểm Bảo Việt đạt 8.854 tỷ đồng, tăng trưởng 3,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng, tăng trưởng 40,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Ghi nhận mức tăng mạnh là Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) khi lợi nhuận trước thuế 9 tháng 2024 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước lên hơn 316 tỷ đồng. Lợi nhuận của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC) tăng nhẹ 6% lên hơn 436 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận riêng quý 3/2024 lại giảm mạnh tới 45% so với quý 3/2023, chỉ còn 82 tỷ đồng.
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận
Ở chiều ngược lại, dù đứng thứ 2 về lợi nhuận trước thuế, nhưng Tổng công ty Bảo hiểm PVI lại ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2024 đạt hơn 981 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng quý 3/2024, lợi nhuận của PVI đã giảm tới 44%. Cũng ghi nhận mức giảm nhẹ 3% trong 9 tháng 2024 là Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), khi lợi nhuận đạt 207 tỷ đồng. Trong quý 3/2024, lợi nhuận của MIC cũng giảm mạnh tới 42%, ghi nhận 31 tỷ đồng.
Với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC), trong quý 3/2024, Công ty ghi nhận khoản lỗ trước thuế 20,1 tỷ đồng, sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước khi báo lãi 71,2 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ABIC đạt 162,8 tỷ đồng, giảm gần 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bảo hiểm như Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) và Tổng công ty Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) đã báo lỗ lần lượt là 21 tỷ đồng, 19 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn ghi nhận lãi nhẹ.
Với Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), theo báo cáo tài chính riêng lẻ, sau quý 2/2024 kinh doanh khởi sắc thì sang quý 3/2024 lại lỗ ròng gần 51 tỷ đồng. Theo giải trình của Vinare, lợi nhuận giảm do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm hơn 1087 tỷ đồng do các tổn thất liên quan đến cơn bão số 3 làm tăng chi phí bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại của Vinare so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và kỹ thuật.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Như tại ABIC, theo giải trình, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty đã chịu tác động nặng nề khi lãi thuần từ hoạt động này giảm tới 57%, chỉ còn 73,1 tỷ đồng trong quý 3/2024. Điều này xảy ra trong bối cảnh chi phí bồi thường bảo hiểm tăng vọt lên 294 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê từ ABIC cho biết, tổng số khách hàng của công ty bị ảnh hưởng bởi cơn bão này lên tới 536 trường hợp, bao gồm cả khách hàng của ngân hàng mẹ Agribank. ABIC dự kiến phải chi trả tổng cộng 177 tỷ đồng để giải quyết các yêu cầu bồi thường.
Hay tại VNI, nguyên nhân lỗ chủ yếu do Công ty đã thực hiện chi trả, tạm ứng bồi thường cho nhiều trường hợp bị thiệt hại bởi bão số 3. Theo cập nhật mới nhất của VNI, tổng số tiền tạm ứng và bảo lãnh mà VNI đã thực hiện là hơn 11 tỷ đồng.
Tin liên quan
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan MEATLife ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp đạt lợi nhuận dương
16:36 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3A Logistics và sứ mệnh đồng hành cùng thương hiệu Việt trên trường quốc tế
09:00 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
07:34 | 11/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu
21:42 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho nhân lực bán dẫn vi mạch từ làn sóng mở rộng đầu tư
08:21 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
17:04 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
13:21 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
18:46 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
16:41 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 11/2024
Trong chặng "nước rút" giải ngân vốn đầu tư công
Luận bàn về biện pháp tuyên truyền, vận động trong kiểm soát hải quan về phòng chống tội phạm môi trường
Hàng giả trong kiện hàng nhỏ gây khó khăn cho cơ quan thực thi
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan