Phân tích phân loại hàng hóa: Áp dụng quản lý rủi ro, nâng cao trình độ công chức thực thi
Khai thác thông tin liên quan đến thông báo kết quả phân tích trên hệ thống MHS. Ảnh: H.Nụ. |
Khó từ quy định...
Mặc dù các quy định, quy trình hướng dẫn về công tác phân tích phân loại đã tương đối cụ thể, đầy đủ, góp phần nâng cao tính pháp lý và thống nhất về kết quả phân tích trong toàn ngành Hải quan, nhưng trong quá trình áp dụng vào thực tế lại phát sinh bất cập, cần kịp thời có giải pháp tháo gỡ.
Theo ông Bùi Tuấn Hải, Phó Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan, khái niệm “chưa đủ cơ sở để xác định” theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, Thông tư 14/2015/TT-BTC rất rộng và mở, là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng các đơn vị địa phương gửi mẫu phân tích nhằm mục đích phân loại tràn lan, chưa tập trung vào mẫu thực sự có gian lận về mã số, gây tốn kém, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, việc tra cứu trên dữ liệu để có cơ sở xác định đúng tên hàng, chủng loại, bản chất, công dụng, mã HS không thể hiện thông tin về nhà sản xuất, thông tin về nhà NK và đặc biệt là không cùng người khai hải quan (do các đơn vị hải quan địa phương khác nhau, gửi mẫu của những DN khác nhau).
Theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC: “Cơ quan Hải quan sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo NK từ cùng một nhà sản xuất”. Tuy nhiên thực tế thì số lượng hàng hóa lặp lại cả 4 tiêu chí: Tên hàng, xuất xứ, nhà sản xuất, mã số hàng hóa là không nhiều. Cũng tại Thông tư 14/2105/TT-BTC quy định việc phân tích, phân loại tại Cục Kiểm định hải quan (trường hợp ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa) chỉ được 10 ngày, hồ sơ lớn hơn 2 mẫu thêm 10 ngày. Thực tế các yêu cầu phân tích phân loại thường lớn hơn 2 mẫu và vừa yêu cầu phân tích, phân loại rất khó khăn và áp lực cho thời gian ban hành.
Biểu thuế XNK ưu đãi đã có nhiều sửa đổi, giảm các mức thuế (theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP là 36 mức) nhưng vẫn còn một số trường hợp khó phân loại, chưa có tiêu chí cụ thể để phân biệt, đơn vị có khả năng giám định rất hạn chế.
Ông Bùi Tuấn Hải đưa ví dụ đối với mặt hàng Bari sulfat tự nhiên (2511.10.00 TS 3%) và Bari sulfat tổng hợp (2833.27.00 TS 5%), mặt hàng lưu huỳnh thăng hoa, kết tủa; mặt hàng thép cốt bê tông.
Bên cạnh đó, các dòng hàng mức thuế bằng nhau, nhưng để phân loại xác định chính xác dòng hàng lại gặp nhiều vướng mắc, ví dụ như tấm thép đã sơn với phủ plastic, vecni, thép định hướng hay không định hướng; vecni chịu nhiệt trên 1000C (loại không dùng trong nha khoa). Với những trường hợp này, mặc dù tài liệu đã có cơ sở để phân loại hàng hóa, nhưng do có rủi ro về mã, về thuế suất nên muốn xác định thật chính xác mã số hàng hóa bắt buộc phải gửi đi giám định, dẫn đến nhiều mẫu hàng được gửi lặp lại, phát hiện sai mã số nhưng không ảnh hưởng đến thuế suất, ông Bùi Tuấn Hải nhấn mạnh.
... đến thực tế
Thời gian qua tại một số đơn vị hải quan, CBCC thực thi còn lúng túng trong việc hiểu và áp dụng thông báo phân loại đã có của Tổng cục Hải quan cho mặt hàng tương tự. Với áp lực về thời gian thông quan, công chức hải quan thường xuyên thay đổi vị trí công tác, hàng hóa ngày càng phức tạp, nhiều chủng loại, nhiều tính năng, công dụng tích hợp. Để thông quan hàng hóa nhanh, giảm trách nhiệm, với những mặt hàng mặc dù hồ sơ đã đủ thông tin để phân loại, nhưng vì bằng mắt thường không thể xác định được nên công chức hải quan yêu cầu được gửi mẫu đi phân tích phân loại.
Công tác tra cứu cơ sở dữ liệu phân loại áp mã trong thông quan còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa thuần thục dẫn đến việc thực hiện các quy trình chưa nhất quán nên vẫn lấy mẫu gửi phân tích phân loại. Tốc độ tra cứu, cập nhật chức năng trên hệ thống MHS rất khó do tốc độ xử lý của hệ thống rất chậm (từ 2-3 giờ).
Đại diện Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, trình độ nghiệp vụ phân loại hàng hóa của CBCC hải quan còn hạn chế ở nhiều lĩnh vực như thương phẩm học, cơ khí, công nghệ điện tử… Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, bên cạnh đó áp lực thông quan hàng hóa nhanh, tạo thuận lợi cho DN nên công chức thừa hành gặp nhiều khó khăn về nghiệp vụ phân loại, xác định áp mã số khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Còn tại Cục Hải quan Đồng Nai lại gặp vướng mắc khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa để phân loại, xác định tính chính xác của mã số khai báo. Đại diện Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, tại đơn vị vẫn còn phát sinh các trường hợp mặt hàng tương tự áp vào các mã số thuế khác nhau tại các cục hải quan tỉnh, thành phố, do thiếu phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ cơ quan Hải quan tra cứu áp mã số thuế và cơ chế phối hợp giữa các cục hải quan với nhau.
Trao đổi về vấn đề này, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn nhấn mạnh, hiện nay có một số DN lợi dụng khai tên hàng, mã số HS giống hệt theo một số kết quả phân tích, phân loại đã có trước. Do đó, nếu chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ, thì rõ ràng mã HS DN khai báo phù hợp với tên hàng NK, nhưng thực tế có thể hàng hóa thực NK lại khác hoặc không hoàn toàn đúng như hàng hóa khai báo.
Đại diện nhiều đơn vị nghiệp vụ và cục hải quan tỉnh, thành phố đề nghị thời gian tới cần đào tạo, đầu tư trang thiết bị cho các chi cục kiểm định nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phân tích, phân loại, kiểm định. Đặc biệt, cần thống nhất phương pháp kiểm tra, tiêu chí phân tích, giám định… mà trọng tâm, trọng điểm vào những mẫu hàng có độ rủi ro cao về mức thuế.
Hầu hết đại diện các đơn vị hải quan lớn như: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh… đều cho rằng, biện pháp lâu dài để nâng cao hiệu quả công tác phân tích, phân loại phải cần đi vào thực chất và có hệ thống. Cụ thể, cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc lấy mẫu gửi phân tích phân loại, chỉ những trường hợp có độ nghi ngờ nhất định mới tiến hành lấy mẫu phân tích phân loại. Cần xây dựng và triển khai sổ tay kiểm định để thống nhất phương án kiểm tra các mặt hàng nhạy cảm, thống nhất tiêu chí phân tích, giám định, tránh việc gửi giám định không đúng yêu cầu, phụ thuộc vào cơ quan giám định.
Tin liên quan
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
17:59 | 16/09/2024 Hải quan
Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
10:01 | 12/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Trấn Yên, Yên Bái
19:35 | 25/09/2024 Photos
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
15:32 | 25/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
09:19 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
09:14 | 24/09/2024 Hải quan
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
16:57 | 23/09/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Quốc lộ 8A đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ách tắc giao thông do sạt lở
11:32 | 23/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 9/2024 (từ ngày 16/9 đến 22/9/2024)
09:08 | 23/09/2024 Multimedia
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
14:26 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm
10:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
09:41 | 20/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform