Chủ động dự báo, cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm điều chỉnh giá
Giá cả nhóm giao thông giảm chủ yếu do việc điều hành giảm giá xăng, dầu trong nước. Ảnh minh hoạ: H.Dịu |
Giá cả theo đúng kịch bản điều hành
Ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính): Điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng và cập nhật các kịch bản lạm phát để làm cơ sở kiến nghị, tham mưu các biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Trong thời gian còn lại của năm có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá gạo xuất khẩu Việt Nam khả năng vẫn duy trì được mức giá cao trên thị trường thế giới trong bối cảnh nguồn cung từ các thị trường xuất khẩu lớn chưa có tín hiệu nới lỏng. Giá xăng, dầu dự báo còn biến động phức tạp, giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển cũng đang có xu hướng tăng... Nếu tỷ giá giữa VND và USD tăng sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước. Đồng thời là việc phải tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường một số dịch vụ công. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố thuận lợi giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá. Đó là sự kiên định chủ trương, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Đảng và Nhà nước giúp củng cố niềm tin, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát. Hơn nữa, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương luôn sát sao và quyết liệt trong việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Ngoài ra, nước ta có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; hệ thống giao thông phát triển góp phần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông. Đặc biệt, một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế GTGT... góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ. H.Dịu (ghi) |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong tháng 5, giá các mặt hàng tương đối ổn định do nguồn cung vẫn khá dồi dào. Riêng một số mặt hàng có xu hướng tăng như giá thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây lan ở một số địa phương gây ảnh hưởng đến nguồn cung, giá gạo tăng do thóc gạo tại miền Nam vào cuối vụ thu hoạch trong khi nhu cầu xuất khẩu cao. Ngoài ra, trong nhóm nhiên liệu, giá LPG giảm, giá xăng dầu được điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường thế giới.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.
Tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung, giá điện sinh hoạt tăng khi thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023 - thấp hơn mức CPI bình quân chung chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Trong mức tăng 0,05% của CPI tháng 5/2024 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng ổn định giá.
Trong nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng chủ yếu do giá điện sinh hoạt tăng; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng do trong tháng có kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng chủ yếu do thời tiết nắng nóng, số ca nhiễm bệnh sởi, thủy đậu, tay chân miệng tăng nhanh nên người dân có nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch.
Trong nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm thì nhóm giáo dục giảm do một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo quy định mới của Chính phủ. Nhóm giao thông giảm chủ yếu do giá xăng, dầu trong nước giảm do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng, dầu thế giới để điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp với tình hình thị trường. Trên cơ sở đó, sau 20 kỳ điều hành giá kinh doanh xăng, dầu trong nước từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng xăng có 9 lần giảm, 11 lần tăng; dầu diesel (DO) và dầu hỏa có 10 lần giảm, 10 lần tăng; dầu mazut 3,5 S (FO) có 7 lần giảm, 13 lần tăng.
Theo dõi sát tình hình diễn biến giá cả thị trường
Như vậy, những đánh giá nêu trên cho thấy, đà tăng – giảm của các nhóm mặt hàng – dịch vụ vẫn diễn biến theo đúng quy luật, phù hợp với tình hình thị trường như dịp lễ Tết, thời tiết nắng nóng... mà không có những đột biến tác động. Do đó, các chuyên gia vẫn đánh giá công tác điều hành giá đang đảm bảo các kịch bản cũng như mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2024 ở mức 4-4,5% mà Quốc hội đề ra, với dư địa lạm phát còn lại mỗi tháng so với tháng trước tăng từ 0,39 - 0,6% trong 7 tháng còn lại của năm 2024.
Tuy nhiên, từ 1/7, việc điều chỉnh lương cơ bản hay áp lực từ giá lương thực, giá xăng dầu, tỷ giá còn biến động… cũng gây lo ngại cho công tác điều hành giá cũng như các mục tiêu về kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã nhiều lần khẳng định, với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã, đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể, cũng như triển khai các giải pháp cụ thể.
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường; cung ứng dồi dào hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng; tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định; không tăng giá các mặt hàng, dịch vụ bất hợp lý. Thủ tướng cũng lưu ý việc điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu phải nhịp nhàng, hài hòa, tránh tăng giá cùng lúc; đồng thời đánh giá, cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm và mức điều chỉnh học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh khi tình hình tốt, có dư địa điều chỉnh.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform