“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi? Đại biểu Quốc hội lo "một rừng" thủ tục trong vay mua nhà ở xã hội Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
NHNN không cấm cho vay bất động sản
Tại phiên chất vấn lĩnh vực ngân hàng tại Kỳ họp thứ 8 vào ngày 11/11/2024, trả lời ý kiến trên của đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, dư nợ tín dụng đối với bất động sản của Việt Nam hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng 20-21% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Nhưng theo Thống đốc, việc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng vào các lĩnh vực nào và tỷ lệ bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của các tổ chức tín dụng, trên cơ sở nguồn vốn huy động được.
Bởi hiện mỗi tổ chức tín dụng hàng huy động được các kỳ hạn khác nhau, có nơi huy động được vốn ngắn hạn, nên khi cấp tín dụng đối với bất động sản là tín dụng về trung, dài hạn thì phải rất cân đối.
Thống đốc cũng nêu, tiền gửi trong hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, 80% vốn ngắn hạn nên khả năng cho vay thị trường bất động sản cần phải đảm bảo an toàn, nên khó có thể nói là còn dư địa.
“NHNN không có quy định cấm cho vay bất động sản, các tổ chức tín dụng đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”, Thống đốc nhấn mạnh.
Hơn nữa, Thống đốc NHNN cho hay, NHNN cũng đã tích cực rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ.
NHNN đã ban hành thông tư để cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, nên các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường bất động cũng đã được cơ cấu lại và có thể tiếp cận nguồn vốn vay mới.
Ngoài ra, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm, miễn lãi đối với các dự án, trong đó có các dự án bất động sản.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan tới tín dụng hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp, Thống đốc NHNN cho rằng, nguồn lực thực hiện chương trình nhà ở xã hội chủ yếu vẫn là ngân sách.
NHNN đã đề xuất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, thời gian tới sẽ tích cực triển khai. Hiện gói tín dụng này đã tăng lên 145.000 tỷ đồng và đang đề xuất sửa đổi.
Về nguyên nhân gói này giải ngân còn thấp, theo Thống đốc là do các địa phương chậm công bố các dự án đủ điều kiện tham gia chương trình này.
Ngoài ra, khách hàng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mới được vay vốn trong khi thu nhập của người dân sau Covid -19 bị sụt giảm.
Thống đốc NHNN kiến nghị Bộ Xây dựng và địa phương cần đánh giá kỹ nhu cầu sở hữu và thuê nhà ở của người thu nhập thấp để có giải pháp phù hợp.
Chưa thể bỏ điều hành theo room tín dụng
Trả lời về ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến rủi ro tín dụng, Thống đốc NHNN cho biết, nếu tổ chức tín dụng “chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Bởi đặc thù của Việt Nam là vốn dựa vào hệ thống ngân hàng rất nhiều, nên có thời kỳ, tăng trưởng tín dụng đạt hơn 30%, có những năm tăng hơn 50%, gây ra hệ lụy và rủi ro với hệ thống ngân hàng.
Nên từ năm 2011 đến nay, NHNN đã áp dụng cơ chế cấp hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng, dựa trên xếp hạng các ngân hàng và khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng này.
NHNN cũng thường xuyên cảnh báo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro.
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị phải đảm bảo chất lượng tín dụng. Ảnh: Quốc hội |
Trước ý kiến về việc bỏ cơ chế điều hành bằng room tín dụng, Thống đốc NHNN cho rằng, bối cảnh, điều kiện hiện nay chưa thể bỏ cách thức điều hành này.
Do nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vốn của hệ thống ngân hàng, nếu không kiểm soát thì có thể một ngân hàng tăng trưởng tín dụng đến vài chục % như những năm trước đây, sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn.
Nhưng khi chưa thể bỏ được cách điều hành này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã linh hoạt hơn và cũng đã có những giải pháp để đáp ứng nhu cầu tín dụng.
Chẳng hạn như cũng đánh giá và cấp hạn mức tín dụng theo đánh giá xếp loại của cơ quan thanh tra, giám sát NHNN; cân nhắc đối với những lĩnh vực ưu tiên…
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trước hết là NHNN phải ổn định an toàn hoạt động của hệ thống. Khi hệ thống thanh khoản được cải thiện thì NHNN mới nới room tín dụng.
Khó kiểm soát nếu nợ xấu do khách quan Cùng với đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, tại phiên chất vấn, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (đoàn Điện Biên) đã đặt câu hỏi về việc tăng tín dụng nhưng phải đảm bảo không tăng tỷ lệ nợ xấu. Đồng quan điểm, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh) cũng đề nghị cho biết về giải pháp để đảm bảo cân bằng giữa yêu cầu về kiểm soát nợ xấu và tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn. Về vấn đề này, Thống đốc NHNN cho biết, định hướng năm 2024 là tăng trưởng tín dụng khoảng 15% có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. Tính đến nay thì Thống đốc khẳng định khả năng có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng này. Về nợ xấu, theo Thống đốc, ngân hàng khó có thể kiểm soát nếu nguyên nhân của nợ xấu là những yếu tố khách quan và yếu tố từ doanh nghiệp. Còn về bản thân các tổ chức tín dụng thì NHNN đã chỉ đạo phải tăng cường các biện pháp kiểm soát nợ xấu bằng nâng cao công tác thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng hoặc thận trọng khi cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đối với bản thân các doanh nghiệp và người dân, Thống đốc cho rằng cần tăng cường các khả năng về tài chính cũng như cơ cấu lại cách thức hoạt động quản trị, đặc biệt là quản trị dòng tiền. |
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ rất hợp lý
20:18 | 11/11/2024 Tài chính
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới
10:24 | 10/11/2024 Kinh tế
9 tháng, thương mại Việt Nam - Chi Lê đạt hơn 1 tỷ USD
10:11 | 10/11/2024 Xuất nhập khẩu
Còn 3 tháng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
22:53 | 09/11/2024 Kinh tế
Chiến lược tiếp cận của ngành thủy sản khi thực thi UKVFTA
10:27 | 09/11/2024 Kinh tế
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách tăng trên 15% so với dự toán được giao
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khoá và tiền tệ rất hợp lý
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK